Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lật sơ mi cổ chân là gì? Cách điều trị lật sơ mi cổ chân an toàn và hiệu quả

Ngày 24/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lật sơ mi cổ chân hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng khá phổ biến ở các vận động viên, với biểu hiện là bàn chân quay vào trong và sưng tấy, tạo cảm giác đau nhức, khó cử động. Những người hay tập luyện thể thao và vận động nhiều nên tìm hiểu thêm về chứng lật cổ chân chân và cách điều trị như thế nào để tăng tốc độ phục hồi.

Lật sơ mi cổ chân là tình trạng khi chúng ta bị chấn thương ở phía mặt ngoài của cổ chân khiến các dây chằng bao quanh khớp bị tổn thương. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau nhức cấp tính. 

Lật sơ mi cổ chân là gì?

Lật sơ mi cổ chân còn được gọi là lật cổ chân, là tình trạng đứt hoặc rách các dây chằng bao quanh mắt cá chân. Khi đi khám, bác sĩ có thể chẩn đoán bị bong gân. Chấn thương này khá phổ biến ở những người luyện tập thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông hay tennis,… thường do khởi động chưa kỹ càng hoặc đang vận động phải tạm ngừng hoạt động đột ngột. Tuy nhiên, chấn thương cổ chân cũng có nguy cơ xảy ra trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày do té ngã hay trượt chân.

lật sơ mi là gì

Lật sơ mi cổ chân là tình trạng đứt hoặc rách các dây chằng bao quanh mắt cá chân

Các triệu chứng của lật cổ chân

Ở giai đoạn đầu, chấn thương cổ chân sẽ có biểu hiện:

  • Bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng dễ nhận biết vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Đau: Đau xảy ra khi bạn chạm vào mắt cá chân và dễ nhận thấy hơn khi chấn thương bị tác động mạnh.
  • Giới hạn phạm vi cử động: Đau và sưng ở mắt cá chân giới hạn phạm vi cử động.

Nếu không được điều trị nhanh chóng trong giai đoạn đầu, chấn thương sẽ để lại những cơn đau kéo dài, dẫn đến tình trạng cổ chân lỏng lẻo mãn tính rất khó điều trị.

lật sơ mi cần được điều trị nhanh chóng ban đầu

Nếu không được điều trị nhanh chóng trong giai đoạn đầu, chấn thương sẽ để lại những cơn đau kéo dài

Lật cổ chân có những dạng nào?

Có hai dạng chấn thương lật cổ chân thường gặp:

Lật bên trong cổ chân

Lật bên trong cổ chân (bàn chân quay vào trong): Tình trạng dây chằng bên bị đứt, thường bắt đầu với dây chằng chéo trước. Rách dây chằng cấp độ 2 và độ 3 sẽ khiến khớp không ổn định, về lâu dài có xu hướng ngày càng nặng hơn. Lật ngược bàn chân gây ra vỡ vòm bàn chân, có thể kèm theo tổn thương dây chằng chéo trước.

Lật bên ngoài cổ chân

Lật phía ngoài cổ chân (bàn chân xoay ra ngoài): Khi bao khớp bên trong bị va đập mạnh, mắt cá giữa bị đứt ra thay cho dây chằng bởi dây chằng delta rất khỏe. Tuy nhiên, dây chằng cũng có thể bị đứt trong quá trình xoay ngoài. Tình trạng này cũng gây áp lực lên các khớp bên và sự chèn ép thường kết hợp với việc uốn cong mắt cá chân có thể gây ra gãy xương mác hoặc dây chằng chày dưới (rách dây chằng chéo trước). Ngoài ra, việc lăn mắt cá chân tạo ra một lực đi xuống dọc theo xương mác, gây ra gãy xương mác gần khớp gối (gãy xương Maisonneuve).

Đứt dây chằng nhiều lần có thể dẫn đến mất ổn định ở mắt cá chân và các chấn thương khác. Vì vậy, người bệnh nên cẩn thận hơn sau khi hồi phục.

lật sơ mi có thể dẫn đến đứt dây chằng

Đứt dây chằng nhiều lần có thể dẫn đến mất ổn định ở mắt cá chân và các chấn thương khác

Cách điều trị khi bị lật cổ chân an toàn, hiệu quả

Nếu không may bị lật cổ chân thì phải làm sao để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc sau này? Người bệnh cần lưu ý:

  • Khi vừa bị lật cổ chân nên dừng mọi hoạt động và chườm đá trong khoảng 10 - 20 phút để giảm sưng, tránh giãn dây chằng. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất ngay lúc bị chấn thương.
  • Sau đó, chân phải được cố định bằng cách quấn một chiếc khăn mềm.
  • Kê cao chân và không đi lại trong 2 ngày đầu.
  • Tích cực chườm đá, ngâm chân bị đau vào xô nước đá có mực nước cao đến ống đồng, mỗi lần khoảng 20 phút, 3 lần/ngày.
  • Nếu kiên trì ngâm chân, hạn chế vận động, tránh vận động mạnh thì sẽ nhanh chóng bình phục trong 2 - 3 ngày nếu chấn thương nhẹ.
  • Thực hiện các bài tập phục hồi sức khỏe như chống tay vào tường, xoay nhẹ cổ chân, gập chân, tập khoảng 10 phút mỗi ngày.
  • Khi ngủ, bạn nên nhấc chân cao khoảng 30cm.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho sơ cứu và chấn thương nhẹ. Đối với những vết thương nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Ngoài việc điều trị nội khoa, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống để tăng tốc độ hồi phục. Bạn nên tránh một số thực phẩm dễ gây đau và chậm lành như rau muống, thịt gia cầm, đồ nếp,… Đồng thời, bạn không nên xoa bóp dầu nóng, rượu thuốc khi đang cố định chân, vì làm như vậy vết thương có thể sưng tấy hơn.

Ngoài ra, không được đắp hoặc nhúng thuốc bắc để tránh làm rách cơ bên trong hoặc nhiễm trùng da. Tuy nhiên, khi vết thương lành hẳn, bạn phải băng bó chuyên dụng để ngăn ngừa tái phát. Mục tiêu của việc điều trị chấn thương bằng dây quấn cổ chân là giúp giảm sưng và đau, chữa lành dây chằng và phục hồi chức năng mắt cá chân. 

lật sơ mi nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây đau và chậm lành vết thương

Bạn nên tránh một số thực phẩm dễ gây đau và chậm lành vết thương

Một số lưu ý quan trọng khi điều trị lật sơ mi cổ chân

  • Không sử dụng các loại dầu gió cao, gel xoa bóp có tính nóng, vì nguyên tắc trong điều trị lật cổ chân là “Ưa lạnh tránh nóng”.
  • Không tập luyện sớm khi chân chưa lành hẳn.
  • Khi cổ chân đã bị lật từ trong ra ngoài, không được dùng tay bóp hay kéo chân. Điều này vô tình làm vết thương thêm trầm trọng.
  • Đối với những người đã bị chấn thương, khi chơi thể thao nên cố gắng quá sức hạn chế va chạm, vì rất dễ bị lật cổ chân trở lại.
  • Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu cảm thấy vết thương ngày càng nặng, bạn nên dừng lại ngay. Cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm