Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để có thể phát triển toàn diện, ngoài các dưỡng chất quan trọng được nhiều người biết đến như chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất..., thì cơ thể còn cần đến một loại dưỡng chất quan trọng không kém đó là lectins. Vậy lectins là gì? Đâu là loại thực phẩm chứa nhiều lectins?
Lectins là gì? Đâu là loại thực phẩm chứa nhiều lectins? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.
Lectins là gì? Lectins là một loại protein được chứng minh là có khả năng liên kết với đường. Dựa theo nghiên cứu trên động vật, lectin có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Đây được cho là chất có khả năng phòng vệ với thực vật khỏi sự xâm hại.
Lectins được tìm thấy trong tất cả các loại thực vật và động vật song thực phẩm có chứa hàm lượng lớn lectins chỉ chiếm 30% trong tổng số các loại thực phẩm bạn thường dùng.
Bởi lectins không biến đổi khi di chuyển qua đường tiêu hoá nên con người rất khó khăn trong việc tiêu hoá lectins. Hiện nay, những hoạt động của lectins vẫn chưa được khám phá hoàn toàn và có kết luận chi tiết.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lectins có khả năng liên kết với các tế bào thành ruột của động vật và có khả năng giao tiếp với các tế bào nhằm kích thích phản ứng. Bên cạnh đó, lectins còn đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong một số quá trình như quá trình tăng trưởng tế bào và chức năng miễn dịch.
Khi nghiên cứu về lectins, các nhà khoa học phát hiện lectins là một chất rất tốt cho sự phát triển của xương khớp và có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, nếu trong khẩu phần ăn của bạn chứa quá nhiều lectins, thành ruột của bạn sẽ bị phá huỷ và hậu quả là khả năng hấp thu dưỡng chất của thành ruột bị suy giảm. Cơ thể lúc này sẽ bị kích ứng dẫn đến một loạt các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy…
Trên thực tế, lectins vẫn là một dạng protein tốt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhận được những lợi ích của lectins khi bổ sung đúng cách. Việc sử dụng quá nhiều lectin vô hình chung sẽ biến lectins thành chất độc, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Lectins là gì? Chắc hẳn đến đây bạn đọc cũng đã phần nào hiểu về lectins rồi phải không. Vậy đâu là thực phẩm chứa nhiều lectins?
Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa nhiều lectins, bạn đọc có thể tham khảo:
Đậu đỏ được chứng minh là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa, khả năng giải phóng đường vào máu của đậu đỏ chậm hơn giúp cho đường huyết không bị tăng đột ngột.
Bên cạnh đó, đậu đỏ còn chứa hàm lượng lớn tinh bột và chất xơ hoà tan giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ giảm cân. Chưa kể, đây còn là thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin K, kali, sắt, folate…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong đậu đỏ dạng thô có chứa khoảng 20000 - 70000 hau (hau là đơn vị dùng để đo lượng lectins). Sau quá trình nấu chín, lượng lectins trong đậu đỏ giảm xuống đáng kể chỉ còn khoảng 200 - 400 hau. Với chỉ số này, đậu đỏ nấu chín được đánh giá là thực phẩm an toàn cho người sử dụng. Do đó, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng vốn có, đậu đỏ cần được sơ chế đúng cách.
Một trong những nguồn đạm lý tưởng cho cơ thể không thể không kể đến đó là protein đậu nành. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu nành có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như đồng, magie, mangan, riboflavin, molypden… Nhờ vậy mà nếu sử dụng đậu nành đúng cách, bạn sẽ nhận được không ít những lợi ích sức khoẻ như ngăn ngừa loãng xương, giảm cholesterol, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng lectins trong đậu nành khá cao và tương tự như đậu đỏ, bạn cần giảm bớt lượng lectins trong đậu nành bằng cách nấu chín để tránh những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy…
Tuy nhiên, khác với đậu đỏ, để giảm lượng lectins trong đậu nành, bạn cần nấu đậu nành ở nhiệt độ cao và đủ thời gian. Các chuyên gia cho biết, nấu đậu nành ở 100 độ C trong thời gian 10 phút, lượng lectins trong đậu nành có thể bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Bên cạnh đó, lượng lectin trong đậu nành cũng có thể được giảm thiểu tối đa nếu làm đậu nành lên men. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm lên men từ đậu nành như tempeh, nước tương, miso để làm gia vị cho các món ăn.
Đậu phộng là nhóm đậu có chứa chất béo không bão hoà giúp tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể. Không chỉ chứa protein, đậu phộng còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ khác như biotin, thiamine, vitamin E cùng các chất chống oxy hoá…
Khác với đậu đỏ và đậu nành, khi nấu chín, lượng lectins trong đậu phộng không bị giảm. Khi ăn khoảng 200g đậu phộng rang, cơ thể bạn sẽ xuất hiện nhiều lectins ở đường ruột và điều này làm thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy vậy, những kết luận hiện nay cho thấy, đậu phộng có khả năng phòng ngừa ung thư cao hơn là gây ra nguyên nhân mắc bệnh.
Cà chua là một loại cây họ cà, chứa nhiều chất xơ và vitamin đủ để cung cấp 20% nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua còn là nguồn bổ sung kali, vitamin K, folate và chất chống oxy hóa lycopene có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm và điều trị bệnh lý tim mạch.
Lectins trong cà chua được các chuyên gia đánh giá là không quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó mà bạn hoàn toàn có thể ăn cà chua sống hoặc chế biến thành các món salad để giảm cân.
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích. Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2, khoai tây còn chứa nhiều các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
Không giống như các loại đậu, tương tự như cà chua, lượng lectins trong khoai tây cũng được cho là chưa hoàn toàn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó mà bạn có thể yên tâm ăn khoai tây. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo cách sơ chế và chế biến an toàn, nấu chín khoai tây trước khi sử dụng để tránh các vấn đề sức khoẻ không đáng có xảy ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề lectins trong thực phẩm mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn lectins là gì đồng thời nắm được một số loại thực phẩm chứa nhiều lectins. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh chủ đề hôm nay hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia hỗ trợ bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.