Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng cần được cân bằng cách hợp lý sẽ giúp bé duy trì được cân nặng và chiều cao trong quá trình phát triển, cho bé ăn dặm dần làm quen với các loại thực phẩm bổ sung cần thiết.
Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng phải thật chăm chút và dành nhiều thời gian để trẻ có thể thích nghi. Ở giai đoạn đầu trẻ thường lười ăn và có biểu hiện bỏ bữa, vậy mẹ cần làm gì? Quỹ thời gian nào thích hợp cho trẻ ăn dặm? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi chính là thời gian thích hợp để cho trẻ làm quen dần với việc ăn uống và bổ sung toàn diện thực phẩm cho trẻ. Tuy sữa mẹ cũng đóng vai trò cần thiết đối với sự phát triển của trẻ 7 tháng nhưng vẫn chưa đủ dưỡng chất ở thời điểm cần thực phẩm phát triển này.
Khi trẻ bước qua cột mốc 7 tháng tuổi nên cho ăn dặm từ 1 - 2 bữa ăn trong ngày. Với chế độ dinh dưỡng cần thiết nên đảm bảo đủ các dưỡng chất sau:
Các thực phẩm giàu chất sắt được ghi vào danh sách thực phẩm cần thiết dành cho trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi. Việc đảm bảo bé có đủ chất sắt từ thực phẩm giúp phòng ngừa thiếu máu sắc tố và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.
Đối với nhóm thực phẩm chất kẽm được liệt trong danh sách thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ, mẹ cần đưa vào thực đơn và sắp xếp lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi hợp lý hơn. Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ rất cần các thực phẩm giàu kẽm lồng ghép vào bữa ăn dặm như tôm, thịt bò,…
Với các thực phẩm giàu vitamin C giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng hay các trường hợp lở loét trong niêm mạc,... Chính vì điều này mẹ nên cho thêm vào lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi kèm theo các loại trái cây như: Cam, quýt, xoài, dâu tây,...
Thực phẩm vitamin A cần có trong bữa ăn của trẻ là cà rốt, khoai lang, cá, thịt bò,... Để dễ hấp thụ mẹ có thể nấu thành cháo và xay nhuyễn thịt để cho trẻ. Trong vitamin A còn giúp cho đôi mắt của bé được sáng và tinh anh hơn, hỗ trợ phát triển thị lực tốt dành cho trẻ.
Gắn liền với giai đoạn của trẻ từ lúc phát triển đến dậy thì vitamin D được xem là yếu tố cốt lõi để phát triển xương khớp cho trẻ, Vì vậy bên cạnh việc cho trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động bên ngoài có thể tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm như: Cá, sữa chua, ngũ cốc,...
Giai đoạn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cực kỳ quan trọng vì thời điểm này trẻ thường bắt đầu biết bò, biết ngồi dậy gắn liền với sự phát triển không ngừng của não bộ trẻ. Omega 3 là yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ được diễn ra tốt hơn. Muốn bé dễ tiêu hóa mẹ có thể xay nhuyễn thức ăn giúp bé ăn mau hơn.
Cung cấp từ 50 - 80g có thể từ gạo, yến mạch mỗi ngày cho bé. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn dựa theo nhu cầu.
Khi trẻ được tròn 7 tháng tuổi cần bổ sung các thực phẩm cung cấp thêm đạm để bữa ăn của trẻ được phong phú hơn. Mẹ cũng nên chọn lọc thực phẩm tươi và cần ước lượng thành phần dinh dưỡng sao cho phù hợp khẩu phần ăn của bé.
Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng cần được thiết kế cẩn thận để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và khám phá thực phẩm. Dưới đây là một gợi ý lịch ăn dặm cho bé 7 tháng:
Sau bữa ăn nhẹ này mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe cùng tham gia hoạt động với bé.
Thời gian buổi tối trẻ ít hoạt động vì vậy mà mẹ không nên cho bé ăn dặm chỉ có thể dùng sữa bột hoặc sữa mẹ. Đặc biệt để tăng khẩu vị và tránh tình trạng bé bị biếng ăn nên thường xuyên thay đổi lịch ăn dặm cho bé 7 tháng phù hợp với các món bé thích.
Trong suốt quá trình cho trẻ ăn dặm mẹ nên cho bé tập làm quen với các thực phẩm dễ hấp thụ. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để giúp giờ ăn của bé được thoải mái hơn.
Tham khảo thêm thông tin về lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để các mẹ có thể linh hoạt trong cách chọn món ăn. Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi giúp mẹ có thể trải nghiệm tuyệt vời và sẵn sàng đồng hành cùng bé trên chặng đường phát triển thời gian tới.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...