Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết các cặp vợ chồng ngày nay đều khá quan tâm vấn đề sức khỏe trước sinh sản. Chính vì thế gần đây nhiều cặp vợ chồng tìm hiểu về tiêu chuẩn để thụ thai đạt mong muốn. Trong trường hợp lý tưởng trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ thụ thai thành công. Nhưng liệu kích thước trứng 17mm có thụ thai được không?
Kích thước trứng 17mm nằm ngoài kích thước trứng chuẩn để thụ thai. Do đó mà nhiều cặp vợ chồng lo lắng về tỷ lệ thụ thai thành công. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng kích thước trứng 17mm có thụ thai được không mà hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này nhé!
Kích thước trứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Kích thước trứng cho biết mức độ trưởng thành và chất lượng của trứng, cũng như xác suất để gặp gỡ và kết hợp với tinh trùng. Kích thước trứng được đo bằng đường kính của nang noãn, một túi chứa chất lỏng bao quanh trứng trong buồng trứng. Khi nang noãn phát triển đến một mức độ nhất định, nó sẽ vỡ ra và phóng thích trứng vào ống dẫn trứng. Đây được gọi là quá trình rụng trứng.
Kích thước trứng tốt nhất và hiệu quả thụ thai cao khi kích thước từ 18mm đến 25mm, nếu kích thước trứng nhỏ hơn 18mm hay lớn hơn 25mm thì đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Vậy thì kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để làm rõ thông tin này.
Kích thước trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản, tâm lý... Để có kích thước trứng tốt nhất để thụ thai, cần chăm sóc sức khỏe bản thân, sống lành mạnh, giảm căng thẳng và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết.
Kích thước trứng không phải là cố định mà có thể thay đổi theo nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kích thước trứng là:
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Câu trả lời là có thể nhưng tỷ lệ đậu thai sẽ rất thấp, vì trứng 17mm có thể chưa đủ chín để rụng và phóng noãn. Kích thước trứng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, nếu siêu âm vào ngày thứ 10 - 11 của chu kỳ và thấy trứng 17mm thì có nghĩa là trứng đang phát triển tốt và có thể rụng vào giữa chu kỳ. Nếu siêu âm vào ngày thứ 14 của chu kỳ và thấy trứng 17mm thì có nghĩa là trứng chưa đủ chín để rụng và khả năng thụ thai sẽ giảm.
Nếu kích thước trứng quá nhỏ (dưới 16mm) hoặc quá lớn (trên 30mm), khả năng thụ thai sẽ giảm, vì trứng có thể chưa đủ chín để rụng hoặc đã quá già để kết hợp với tinh trùng. Để cải thiện kích thước trứng và tăng tỷ lệ đậu thai, cần chú ý đến các yếu tố sau:
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như điều chỉnh liều lượng thuốc kích trứng, tiêm thuốc rụng trứng hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm để có được kích thước trứng mong muốn.
Ngoài những băn khoăn liên quan đến kích thước trứng 17mm có thụ thai được không thì làm sao để đo được kích thước trứng cũng là điều khiến các cặp vợ chồng băn khoăn. Để làm được điều này, cần phải biết được kích thước của nang trứng. Có thể đo được kích thước của trứng bằng cách siêu âm canh trứng để quan sát nang noãn hay nang trứng trong buồng trứng và đo đường kính của chúng.
Phân loại khối u buồng trứng theo tiêu chuẩn y tế là dựa vào cơ sở mô và phôi học của các tân sinh. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (2014), các khối u buồng trứng được chia thành 5 nhóm chính:
Qua bài viết này, nhà thuốc Long Châu hy vọng quý đọc giả đã hiểu được kích thước trứng 17mm có thụ thai được không và tầm quan trọng của kích thước trứng đối với khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh của phụ nữ. Nếu gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên hoặc có các triệu chứng bất thường về buồng trứng, tử cung hay phụ khoa nên tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ phụ khoa hoặc các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.