Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không chỉ người béo phì mới dễ bị tiểu đường, mà bất kỳ đối tượng nào cũng sẽ mắc bệnh này khi có lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học. Vậy thì liệu rằng người gầy có bị tiểu đường không?
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài, bạn rất dễ bị mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, bệnh lý này thường gặp phổ biến ở những người béo phì. Thế nhưng, theo ý kiến của các chuyên gia, không riêng gì người thừa cân, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Vậy người gầy có bị tiểu đường không?
Tiểu đường là một bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, dẫn đến mức đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường là sự không ổn định của insulin trong cơ thể, có thể do thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc tiểu đường:
Như đã đề cập, tiểu đường là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn đối với người bị thừa cân béo phì. Tuy nhiên, liệu rằng người gầy có bị tiểu đường không?
Theo các chuyên gia về sức khỏe, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong đó bao gồm cả người gầy. Bởi lẽ, ngoài vấn đề về cân nặng, một số yếu tố khác cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Cụ thể như sau:
Yếu tố di truyền là một trong các nguy cơ hàng đầu dễ dẫn đến bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị tiểu đường, thì người con sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên đến 40%. Trường hợp cả cha và mẹ đều bị bệnh tiểu đường, tỷ lệ người con bị bệnh sẽ tăng lên 70%.
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng thường xuyên là một yếu tố dễ làm cho người gầy bị tiểu đường. Ví dụ như một người có khẩu phần ăn hàng ngày nhiều rau và ít thịt, năng lượng dung nạp ít, nhưng đột ngột ăn nhiều thịt, thực phẩm giàu chất béo sẽ vô tình gây áp lực cho tuyến tụy. Lúc bấy giờ, cơ thể không thích ứng kịp, dẫn đến lượng hormone không sản xuất đủ, từ đó gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Mỹ vào năm 2000, những người hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi người không hút.
Theo các chuyên gia lý giải, chất kích thích trong thuốc lá sẽ làm suy yếu chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin của cơ thể, từ đó khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Bất kỳ người nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường khi không không tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng một số cách sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế đường và thức ăn có chỉ số glycemic cao, tuân thủ khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu cá nhân và theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Tập thể thao thường xuyên
Tập thể dục giúp duy trì khối lượng và chất lượng cơ bắp, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường và kiểm soát cân nặng. Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc tham gia các lớp thể dục nhóm. để cải thiện chỉ số đường huyết hiệu quả.
Sống tích cực và tránh căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra rối loạn tâm sinh lý và ảnh hưởng đến việc bài tiết insulin. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan và tìm cách giảm stress bằng cách tập yoga, thiền, tận hưởng sở thích cá nhân hoặc tham gia các hoạt động giảm căng thẳng khác.
Tóm lại, người gầy có bị tiểu đường không? Qua những thông tin của nhà thuốc Long Châu trên cho thấy, bất kì đối tượng nào cũng có thể có nguy cơ bị tiểu đường, trong đó bao gồm cả người gầy. Tiểu đường là một bệnh lý dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, chúng ta nên chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Xem thêm:
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...