Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân tiểu đường thường phải tuân theo chế độ ăn uống của bác sĩ để ổn định đường huyết. Vì vậy việc chuyển sang chế độ ăn ít lại sẽ gây khó khăn với nhiều người. Mặt khác, glucose từ máu không thể xâm nhập vào tế bào do cơ thể người bệnh thiếu insulin hoặc kháng insulin, khiến cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sự thiếu hụt năng lượng này gây ra sự gia tăng cảm giác đói, thèm ăn. Đó là lý do tại sao người tiểu đường hay đói.
Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy đói bụng và luôn cảm thấy thèm ăn. Điều này khiến họ vô cùng khó khăn trong việc ăn uống khoa học, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì vậy, các biến chứng từ bệnh tiểu đường dễ xảy ra hơn. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao người tiểu đường hay đói cũng như cách giảm thiểu tình trạng này bạn nhé!
Với người có sức khỏe tốt, khi thức ăn được nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Sau đó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng nhờ insulin. Còn đối với người bị bệnh tiểu đường, tế bào lại không thể hấp thụ glucose từ máu do hiện tượng thiếu insulin hoặc kháng insulin.
Không đủ năng lượng để duy trì các hoạt động thường ngày là lý do tại sao người tiểu đường hay đói. Sự thiếu hụt năng lượng khiến họ luôn có cảm giác thèm ăn, vừa ăn xong lại đói, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường sẽ hay đói bụng nhất là vào ban đêm, chính vì thế, để họ tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học là rất khó.
Hay đói là một triệu chứng rất rõ ràng ở người mắc bệnh tiểu đường, ăn nhiều nhưng liên tục thấy thèm ăn và giảm cân. Ngoài ra, những triệu chứng thường thấy khác có thể kể đến như: Tiểu tiện nhiều lần, mệt mỏi kéo dài, thời gian lành vết thương rất lâu,... Nếu có các triệu chứng trên đây hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám bạn nhé!
Ức chế cảm giác thèm ăn giúp ngăn ngừa những thay đổi đáng kể về lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetic Medicine số ra tháng 9/2013, việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn có liên quan đến việc ít thèm ăn hơn.
Lượng đường trong máu cao hoặc thấp là lý do tại sao người tiểu đường hay đói. Vì vậy, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi bạn bắt đầu thèm ăn một thứ gì đó. Hãy thử đi bộ hoặc uống một chút nước nếu lượng đường cao.
Theo nghiên cứu 8/2013 của tạp chí Nature Communications, việc ngủ không đủ giấc sẽ sinh ra các hormon ghrelin dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn. Đó là lý do tại sao người tiểu đường hay đói. Bệnh nhân tiểu đường hãy cố gắng điều chỉnh các yếu tố tác động xung quanh để có một giấc ngủ đầy đủ. Chẳng hạn như tạo ra không gian ít ánh sáng, yên tĩnh, mát mẻ,...
Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm sẽ giúp giảm mức độ thèm ăn của bạn trong cả ngày hôm sau.
Một số nghiên cứu cho rằng tập thể dục với các bài tập ngắn sẽ giúp giảm cơn đói rất hiệu quả. Đồng thời điều này còn giúp cải thiện chức năng của insulin, tăng cường quá trình hấp thụ glucose và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Tại sao người tiểu đường hay đói - đừng chỉ thắc mắc mà hãy tích cực vận động bằng các bài tập thể dục bạn nhé!
Hãy tích cực ra ngoài và giao lưu với bạn bè để không bị cảm giác đói bụng thao túng khi ở nhà. Tại sao người tiểu đường hay đói, bởi vì họ không có nhiều không gian và thời gian để tạm quên đi cơn đói. Nuông chiều cảm xúc khi đói bụng chắc chắn sẽ đem lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Có nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau và không có chế độ ăn “chuẩn” dành cho tất cả bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Cố gắng giữ lượng muối ăn hàng ngày của bạn ở mức 6g (một muỗng cà phê). Kiểm tra nhãn thực phẩm cẩn thận và chọn thực phẩm ít muối vì nhiều loại thực phẩm đóng gói sẵn có hàm lượng muối cao. Nấu ăn để theo dõi lượng muối bạn tiêu thụ mỗi ngày. Bạn cũng có thể sáng tạo trong bếp bằng cách tăng thêm hương vị bằng cách đổi muối lấy các loại thảo mộc và gia vị khác.
Bạn có thể ăn thêm thịt nếu đang cắt giảm lượng carbohydrate để giúp no lâu hơn. Việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến, chẳng hạn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, gia súc và thịt cừu, nên ở mức vừa phải. Tại sao người tiểu đường hay đói nhưng lại không được ăn thịt đỏ, bởi vì loại thịt này sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Một khi ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng đồ uống có đường như nước hoa quả, nước tăng lực. Thay vào đó, hãy chọn sữa, trà hoặc cà phê không đường. Ngoài ra, để có một chế độ ăn lành mạnh nhưng vẫn giữ được trọn vẹn hương vị, bạn có thể dùng đường ăn kiêng để thay thế. Một trong những gợi ý dành cho bạn là Cologrin Kruger - loại đường ăn kiêng bán chạy số 1 tại Đức.
Trên đây là những thông tin phần nào đáp cho câu hỏi tại sao người tiểu đường hay đói? Trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường, cơ thể thường không có đủ lượng insulin cần thiết hoặc kháng insulin. Vì thế, người bệnh sẽ không thể hấp thụ glucose, không có đủ năng lượng cần thiết và luôn cảm thấy đói cồn cào và mệt mỏi hơn bình thường.
Do đó, các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lạnh mạnh rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Điêu này giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh và giảm cơn đói, do khi cơ bắp vận động, lượng glucose được sử dụng nhiều hơn và giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Bổ sung vitamin C cho người tiểu đường đúng cách
Các loại cá tốt cho người tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.