Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá lăng là một trong số những loại cá da trơn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món lại có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn chưa biết rõ về thành phần dinh dưỡng của cá lăng bạn có thể tham khảo bài viết này của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn.
Cá lăng là loài cá da trơn được nuôi rất phổ biến ở nước ta. Đây không chỉ là loài thủy sản mang đến lợi ích kinh tế cao cho người nuôi mà còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Trong bảng thành phần dinh dưỡng của cá lăng có nhiều dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về những lợi ích sức khỏe mà thịt cá lăng mang lại.
Cá lăng (tên khoa học là Bagridae) thuộc loài cá da trơn, có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi. Trên thế giới, có khoảng 245 loài cá da trơn được tìm thấy. Trong đó, cá lăng là loài cá da trơn có kích thước lớn. Một con cá lăng trưởng thành thậm chí có thể dài đến hơn 1,5m và cân nặng tối đa có thể lên đến 30kg. Trong tự nhiên đã từng có cá thể cá lăng nặng gần 100kg được phát hiện.
Bao phủ toàn thân cá lăng không hề có vảy mà chỉ là lớp da trơn và chất nhầy. Ngoài vây lưng một gai, chúng còn có vây ức và vây mỡ. Đầu cá lăng hơi bẹt lại có 4 râu dài ở mép nên nhiều người không rành về cá có thể nhầm lẫn giữa cá trê và cá lăng.
Môi trường sống ưa thích của loài này là vùng nước lợ nhạt hoặc nước ngọt. Cá lăng thường sống ở tầng nước đáy, nơi có nhiều phù sa, bùn và dòng nước chảy chậm. Đây cũng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn cả côn trùng trên mặt nước, ấu trùng trong nước, các loài thủy sinh nhỏ sống trong nước,…
Ước tính có khoảng 200 dòng cá lăng được phát hiện trên thế giới và thành phần dinh dưỡng của cá lăng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Nhưng cá lăng được dùng làm thực phẩm chủ yếu là cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng hoa, cá lăng trắng, cá lăng hồng,…
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cá lăng được sử dụng làm thực phẩm và rất được ưa chuộng. Cá lăng nhiều thịt, thịt dai ngon và chắc. Bạn có thể dùng thịt cá lăng để chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như: Cháo cá lăng cho bé ăn dặm, cá lăng nướng, lẩu cá lăng,...
Trong 100g thịt cá lăng chưa qua chế biến có chứa khoảng 112kcal, 4g chất béo, 19g protein và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Cụ thể là:
Chất đạm trong thịt cá lăng góp phần quan trọng vào việc duy trì, tăng trưởng khối lượng mô, cơ. Nó còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng não, cân bằng nhiều hormone trong cơ thể. Ngoài ra, protein trong thịt cá lăng còn có chức năng vận chuyển và lưu trữ các chất trên màng tế bào, góp phần nuôi dưỡng tế bào.
Ăn cá lăng có béo không? Thay vì ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, ăn thịt cá lăng với hàm lượng đạm cao là cách để bạn kiểm soát cân nặng của mình. Chưa hết, chất đạm trong thịt cá lăng còn giúp cơ thể hấp thụ magie và canxi tốt hơn. Điều này cần thiết cho việc duy trì sức mạnh của hệ xương khớp. Các chuyên gia cũng cho rằng, thực phẩm có nhiều protein và ít chất béo bão hòa như cá lăng tốt cho tim mạch, đường huyết.
Thành phần dinh dưỡng của cá lăng cũng chứa nhiều omega-3. Loại cá này được yêu thích vì cung cấp hàm lượng cao chất béo không bão hòa đa omega-3 (một loại chất béo cực thiết yếu với cơ thể nhưng tự cơ thể không tổng hợp được mà cần nạp vào từ các nguồn bên ngoài). Omega-3 có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện thị lực, tốt cho não bộ, nâng cao miễn dịch.
Vitamin A cũng là loại vitamin có hàm lượng vượt trội trong thịt cá lăng. Vitamin A tốt cho thị lực, giúp sáng mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt. Người cao tuổi thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin A như cá lăng cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Đây còn là loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào và chức năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài những công dụng trên, chất béo trong cá lăng được cho là rất tốt cho làn da của bạn. Loại chất béo này giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da đàn hồi, khỏe mạnh hơn. Trong Đông y, cá lăng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, giúp lợi tiểu.
Bà bầu ăn cá lăng có tốt không? Câu trả lời là có. Vì vitamin A và omega-3 trong thành phần dinh dưỡng của cá lăng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đối với mẹ bầu, thịt cá lăng giàu đạm, không chứa nhiều chất béo bão hòa như các loại thịt khác nên giúp họ kiểm soát cân nặng hiệu quả trong suốt thai kỳ. Thịt cá lăng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bà bầu, nâng cao miễn dịch, hạn chế ốm vặt, giúp họ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trẻ em thường xuyên ăn thịt cá lăng rất tốt cho sự phát triển thị lực, thể chất, não bộ và không sợ thừa cân béo phì như khi ăn nhiều thịt. Người lớn tuổi thường xuyên ăn thịt cá lăng không chỉ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng mà còn làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Nhờ đó, thịt cá lăng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người già.
Có thể nói, cá lăng chứa những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho mọi đối tượng từ thai nhi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Thịt cá lăng lại có độ nạc cao, ít xương dăm nên trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Từ lâu, cá lăng đã trở thành thực phẩm phổ biến tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ít có loại cá nào mà không có xương dăm, độ nạc cao, thịt dày, mềm nhưng vẫn dai và săn chắc. Thịt cá lăng vừa dễ ăn, vừa có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng của cá lăng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho mọi lứa tuổi. Đến đây, bạn sẽ chẳng muốn bỏ lỡ loại thực phẩm lành mạnh này trong các bữa ăn của gia đình mình đúng không nào?
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.