Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng són tiểu rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Trong lúc mang thai, hiện tượng này có thể xuất hiện vào các khoảng thời gian khác nhau của thai kỳ. Vậy són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu làm rõ qua bài viết dưới đây.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ (hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 2) là giai đoạn được tính từ tuần thứ 13 đến 27. Giai đoạn này là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nên sẽ có nhiều thay đổi cần lưu ý. Một trong số đó là són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa. Tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục của tình trạng này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để đảm bảo quá trình mang thai an toàn.
Mang thai 3 tháng giữa là một bước ngoặt của mẹ và thai nhi. Mẹ thường sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn và bắt đầu có dấu hiệu mang thai xuất hiện rõ ràng hơn vào giai đoạn này. Thai nhi đã phát triển tất cả các cơ quan và sẽ bắt đầu phát triển về chiều dài và cân nặng.
Trong 3 tháng giữa mang thai, dây rốn tiếp tục dày lên để mang chất dinh dưỡng đến thai nhi. Tuy nhiên, các chất có hại cũng truyền qua dây rốn đến thai nhi, vì vậy cần lưu ý tránh uống rượu, thuốc lá và các mối nguy hiểm khác đã biết.
Cơ thể của mẹ bầu sẽ trải qua một số thay đổi lớn trong 3 tháng giữa. Tử cung của mẹ phát triển và có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức khi dây chằng tử cung căng ra. Da vùng bụng và ngực sẽ căng ra, có thể gây ngứa nhẹ. Mẹ cũng có thể nhận thấy các vết rạn da ở những vùng này có xu hướng mờ dần theo thời gian.
Mặc dù em bé trong bụng vẫn nặng chưa đến 1kg nhưng lượng máu của mẹ sẽ tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé. Điều này góp phần làm tăng thêm cân nặng của mẹ.
Són tiểu không tự chủ xảy ra khi mẹ bầu gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang. Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng són tiểu khi mang thai, có thể sẽ cảm thấy cần đi tiểu gấp hoặc bị rò rỉ nước tiểu (đi tiểu) giữa các lần đi vệ sinh. Mẹ cũng có thể thấy mình phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Các vấn đề về kiểm soát bàng quang xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cả việc mang thai và sinh nở.
Thông thường thì tình trạng són tiểu khi mang thai thường chỉ là tạm thời. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ sinh bé một vài tháng hoặc khi quá trình mang thai kết thúc.
Són tiểu khi mang thai khá thường gặp. Khoảng 40% đến hơn một nửa số người gặp vấn đề về kiểm soát bàng quang khi mang thai. Tình trạng này phổ biến nhất 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi nặng nhất và gây áp lực nhiều nhất lên bàng quang của bạn, nhưng tình trạng tiểu không tự chủ hay rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào. Són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa cũng khá phổ biến.
Tình trạng tiểu không tự chủ sau khi mang thai là điều bình thường. Sinh con - đặc biệt là sinh con qua đường âm đạo có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về kiểm soát bàng quang.
Tình trạng các mẹ bầu bị són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa là một tình trạng không hiếm gặp. Ở giai đoạn 3 tháng giữa là lúc em bé trong bụng lớn lên mạnh mẽ, chiếm nhiều không gian trong bụng mẹ. Khi đó tử cung cũng mở rộng theo, nó sẽ gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo và cơ sàn chậu. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng són tiểu. Cơ niệu đạo vốn dĩ là có công dụng ngăn nước tiểu chảy ra sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng són tiểu.
Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bị són tiểu do một số nguyên nhân khác sau đây:
Bị són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không cũng là thắc mắc chung của các mẹ bầu. Các bác sĩ cho biết, mặc dù so với những biến chứng thai kỳ khác thì són tiểu không nguy hiểm nhiều, nhưng nó có thể gây phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của các mẹ.
Việc són tiểu ở mẹ bầu có thể khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mẹ bị ảnh hưởng khi không kiểm soát được việc nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Việc phải đi vệ sinh đường xuyên cũng khiến mẹ bầu phải ở gần nhà vệ sinh, nếu không kịp sẽ dễ bị rơi ra quần, khi đó mẹ bầu lại phải thay quần trong thường xuyên, nếu không sẽ có mùi hôi khó chịu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, mẹ bầu nếu không đảm bảo giấc ngủ và không ngủ đủ 8 tiếng một ngày có thể sẽ gây ra nguy cơ khó sinh, quá trình sinh nở cũng sẽ lâu hơn, có thể sẽ phải sinh mổ.
Mà việc són tiểu sẽ khiến mẹ bầu phải đi tiểu đêm thường xuyên, có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
Nếu mẹ bầu thường xuyên phải lo lắng về cơn tiểu gấp, sợ việc rò rỉ nước tiểu có thể ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ, có nguy cơ gây tăng nhịp tim và huyết áp, từ đó cũng làm tăng nguy cơ sinh non hay sảy thai,…
Vì vậy, nếu các mẹ bầu gặp phải tình trạng này, tốt hơn hết là nên chia sẻ với bác sĩ sản khoa để theo dõi tình trạng sản phụ, nếu việc són tiểu gây ra các triệu chứng khó chịu cho mẹ thì nên tìm cách giải quyết triệt để.
Nếu gặp tình trạng són tiểu khi ở giai đoạn 3 tháng giữa, các mẹ có thể tham khảo một số cách cải thiện sau:
Trên đây là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng són tiểu khi mang thai 3 tháng giữa. Mặc dù giai đoạn này không quá nhạy cảm như 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối, tuy nhiên thì mẹ bầu vẫn cần chú ý quan sát sức khỏe và tình hình của thai nhi trong thời gian này. Nếu tình trạng són tiểu làm ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của bạn, đừng ngại chia sẻ với các bác sĩ.
Xem thêm: Tình trạng đái dầm khi mang thai có nguy hiểm không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.