Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da bị thiếu nước dẫn đến khô sần, tuần hoàn máu lưu thông kém, nhiễm trùng nấm men,... đều có thể là nguyên nhân khiến cho người bị tiểu đường bị ngứa.
Theo các chuyên gia cho biết, các bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị ngứa. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, nó có liên quan đến tình trạng đường huyết trong máu tăng cao. Vậy đâu là nguyên nhân cụ thể làm cho người bị tiểu đường bị ngứa? Làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở người bị tiểu đường, cụ thể như sau:
Khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể phải nhanh chóng loại bớt đường bằng cách đào thải chúng qua đường nước tiểu. Việc tiểu quá nhiều lần sẽ dễ làm cho da bị mất nước, dẫn đến thô ráp và gây ra cảm giác ngứa.
Ngoài ra, mức đường huyết cao cũng có thể làm cho hàng rào bảo vệ da (mô dưới da) trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi các chất gây ngứa như nước hoa, thuốc nhuộm, xà phòng, và có thể gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mức đường huyết tăng cao cũng sẽ làm kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng cytokine - tác nhân gây viêm và ngứa da.
Bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nấm men (nhiễm Candida). Đường huyết cao và môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm men phát triển.
Nếu người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết hoặc không duy trì vệ sinh cá nhân tốt, thì vi khuẩn nấm men có thể xâm nhập và gây ngứa cho cơ thể, nhất là vùng âm đạo.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về da và nhiễm trùng da cao hơn so với người bình thường. Da của họ thường xuyên xuất hiện các tình trạng viêm và ngứa, đặc biệt là ở tay chân.
Một tình trạng khác liên quan đến vấn đề viêm mạch máu và yếu tố tự miễn dịch, làm hư hỏng các protein collagen trong da, là hiện tượng hoại tử mỡ đái tháo đường. Đây là một tình trạng da hiếm gặp thường xuất hiện ở cẳng chân.
Khi bắt đầu, da sẽ xuất hiện một đốm đỏ xỉn màu với bề mặt nhô cao, sau đó phát triển thành tổn thương giống sẹo với viền sẫm màu, gây ra cảm giác đau và ngứa. Người mắc tiểu đường loại 1 có nguy cơ cao hơn so với người mắc tiểu đường loại 2 gặp phải tình trạng này.
Trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh thường phải dùng rất nhiều loại thuốc và có thể thay đổi theo từng giai đoạn, từng biến chứng của bệnh. Vì thế, ngứa có thể xuất phát từ việc dị ứng thuốc.
Khi người bị tiểu đường nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần phải báo ngay cho bác sĩ điều trị. Tránh để bệnh biến chứng không đáng có.
Việc xác định nguyên nhân gây ra ngứa thì việc điều trị mới có hiệu quả. Để giảm ngứa cho bệnh nhân đái tháo đường, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Nói chung, người bị tiểu đường bị ngứa là tình trạng phổ biến, không nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi bị ngứa ran, hoặc cơn ngứa làm ảnh hưởng giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục sớm, thì nó sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.