Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Nga Linh
Mặc định
Lớn hơn
Trong thời gian bị ho, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh phải kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị. Vậy nên, rất nhiều người đã thắc mắc: Bị ho nên ăn trái cây gì? Và những loại trái cây nào không nên ăn để hồi phục nhanh chóng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những ai đang bị ho.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị ho. Bị ho nên ăn trái cây gì và tránh xa hoa quả nào để nhanh khỏi bệnh chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi bị ho.
Chúng tôi xin được gợi ý một số loại trái cây mà bạn nên ăn khi bị ho để bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Nho là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin B1, B2 và B6. Vì vậy, nho có tác dụng điều hòa khí huyết, bồi bổ thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nho còn chứa chất béo bão hòa có lợi cho tim mạch. Do đó, ăn nho giúp điều trị các triệu chứng ho khan, có đờm và ho do viêm nhiễm rất tốt. Người bệnh có thể ăn trực tiếp quả nho hoặc ép lấy nước nho để uống.
Quất có tính mát, vị chua thanh, giải độc, thanh nhiệt và trị ho rất tốt. Quất chứa hàm lượng lớn hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Người bệnh có thể ăn trực tiếp quất hoặc chế biến thành bài thuốc ho, đặc biệt đối với những trường hợp ho dai dẳng, tái phát. Người bệnh có thể ngâm quất cùng với mật ong hoặc chưng cách thủy với nước, đường phèn và mật ong để dùng dần. Xin lưu ý rằng bài thuốc này không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng vì nó có thể gây ngộ độc.
Quả việt quất rất giàu chất dinh dưỡng bởi trong quả việt quất có chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A, B, C, E giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho người ốm. Đồng thời, trong quả việt quất còn chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng. Vì vậy, người bệnh nên đưa quả việt quất vào chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh chỉ cần ép lấy nước quất, thêm đường và nước nếu muốn.
Bị ho nên ăn trái cây gì? Câu trả lời là dứa bởi loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng như đồng, folate, mangan và vitamin C. Đặc biệt, hoạt chất bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Ngoài ra, dứa còn có ích cho quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện khả năng miễn dịch. Người bệnh có thể uống nước ép dứa, thêm gừng tươi xắt nhỏ và mật ong hàng ngày để giảm triệu chứng ho.
Lựu cũng là một trong những loại trái cây mà người bị ho nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Theo đông y, quả lựu có vị chua, cay, tính ấm, có tác dụng thông cổ họng giúp giảm các triệu chứng như khô họng, ho và đờm. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng lựu có chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn chặn việc sản xuất các chất gây ho. Người bệnh có thể ăn trực tiếp quả lựu hoặc ép lấy nước để uống. Xin lưu ý rằng để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân phải cắn vỡ hạt lựu và nuốt nước.
Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể người bệnh khi bị ho. Ngoài việc bổ sung các loại trái cây để giảm ho và tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên biết và tránh xa các loại trái cây như:
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng trái cây có múi chứa nhiều vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt có chứa cellulite, một chất tích tụ dưới da, có thể khiến cơ thể luôn nặng nề và khó di chuyển, vận động. Không những vậy, cellulite cũng làm tăng tiết chất nhầy ở niêm mạc họng và tiết ra nhiều chất nhầy hơn.
Dừa là loại trái cây có tác dụng giải nhiệt, thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, những người bị ho, đặc biệt là hen suyễn không nên dùng dừa vì dừa có tính lạnh, ăn vào ảnh hưởng nhiều đến phổi và khiến tình trạng ho nặng hơn.
Khi người bệnh ăn dưa hấu sẽ khiến gan và thận phải làm việc quá sức, trì hoãn việc loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trong dưa hấu có chứa lượng đường lớn gây kích ứng cổ họng làm gia tăng cơn ho và nóng rát cổ họng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh thôi chưa đủ, người bệnh còn phải chủ động phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân ho để giúp nhanh hồi phục thể trạng.
Ngoài ra, nếu tình trạng ho kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện dù đã thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám để nhận lời khuyên từ bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng siro ho Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ. Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, được bào chế từ các thành phần chính: Bạch linh, bán hạ, bách bộ, tang bạch bì, mơ muối, ma hoàng, cát cánh, cam thảo, tỳ bà diệp, phèn chua, tinh dầu bạc hà, bạc hà diệp. Thuốc được dùng để trị ho, tiêu đờm đặc biệt chữa ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản cực kỳ hiệu quả và an toàn.
Hy vọng với bài viết này, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc khi bị ho nên ăn trái cây gì và tránh hoa quả nào. Người bệnh nên kết hợp các loại trái cây này với việc điều trị để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.