Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và hướng xử lý

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Vùng mắt cá chân bao gồm nhiều cấu trúc như xương, dây chằng, gân và cơ phối hợp với nhau, chịu trọng lực của cơ thể và giúp cơ thể di chuyển, do đó mắt cá chân là vùng có thể bị chấn thương và đau theo nhiều nguyên nhân. Thông thường, đau mắt cá chân có thể điều trị tại nhà nhưng một số trường hợp cần gặp bác sĩ, đặc biệt đau xảy ra sau khi chấn thương hoặc gặp ở người lớn tuổi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân là triệu chứng đau nhức xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Vùng mắt cá chân bao gồm nhiều cấu trúc như xương, dây chằng, gân và cơ. Chúng phối hợp với nhau, chịu trọng lực của cơ thể và giúp cơ thể di chuyển, do đó mắt cá chân là vùng có thể bị chấn thương và đau theo nhiều nguyên nhân.

Triệu chứng đau là đặc trưng, phổ biến nhất trên bệnh nhân. Cơn đau mắt cá chân có thể ở bên trong, bên ngoài hoặc dọc theo gân – cơ ở cẳng chân. Mức độ hay cảm giác đau, triệu chứng khác kèm theo thay đổi theo từng nguyên nhân.

Triệu chứng đau mắt cá chân

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân thường có triệu chứng liên quan đến nguyên nhân, thường gồm nhiều triệu chứng khác.

  • Đau: Cơn đau có nhẹ hoặc dữ dội, bạn có thể cảm thấy bị đau mắt cá chân một bên hoặc đau ở hai bên. Cơn đau ở trong hoặc ngoài vùng mắt cá hoặc lan sang các vị trí xung quanh như bàn chân, ngón chân, cổ chân.
  • Sưng: Vùng sưng có thể ở mắt cá hoặc lan sang các vùng lân cận như bàn chân bị sưng, ngón chân bị sưng. Khi ấn ngón tay lên vùng sưng, vùng da này sẽ lõm xuống in dấu ngón tay.
  • Bầm tím
  • Đi lại, cử động cổ chân khó khăn
  • Một số trường hợp đi kèm sốt, ớn lạnh do viêm nhiễm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu như một trong các trường hợp sau:

  • Đau mắt cá chân khiến bạn không thể hoạt động bình thường.
  • Cơn đau đang trở nên tồi tệ hơn hoặc tiếp tục quay trở lại.
  • Cơn đau không được cải thiện sau khi điều trị tại nhà trong 2 tuần.
  • Có bất kỳ ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân của bạn.
  • Tiền sử đái tháo đường và đau chân các vấn đề về chân có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị đái tháo đường.
  • Bị đau hoặc sưng tấy nặng.
  • Có vết thương hở hoặc dị tật.
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, ấm nóng và đau ở vùng bị ảnh hưởng hoặc sốt.

Nguyên nhân đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân có thể có nhiều nguyên nhân. Thông thường, đau mắt cá chân thường do vận động quá nhiều hoặc đi giày quá chật. Mắt cá chân được tạo thành bởi xương chày, xương mác và xương sên. Các nguyên nhân khác là: Bong gân, viêm gân Achilles, viêm bao hoạt dịch, gãy xương mắt cá, viêm khớp, lupus, thoái hóa khớp, gout.

Bong gân mắt cá chân: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mắt cá, thường gặp trong thể thao, lao động, sinh hoạt hằng ngày và chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên.

Gãy xương mắt cá chân: đau đột ngột và dữ dội ở mắt cá chân, không thể dồn trọng lượng lên mắt cá chân của mình, mắt cá chân bị sưng, bầm tím. Nguyên nhân do một số chấn thương, có thể gãy một hoặc nhiều xương khớp cổ chân cùng một lúc. Càng gãy nhiều xương, vết thương càng nghiêm trọng. Gãy xương nghiêm trọng cần phải phẫu thuật mắt cá chân.

Viêm bao hoạt dịch: Tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân gây đau, sưng nóng đỏ, đau tăng khi cử động cổ chân, nguyên nhân do những chấn thương lặp đi lặp lai nhiều, mang giày không vừa hoặc do nhiễm trùng.

Viêm gân Achilles: Đau ở gót chân hoặc gân Achilles khi tập thể dục; đau và cứng ở gót chân và gân vào buổi sáng, đau có thể lan lên cổ chân ra bàn ngón chân.

Hội chứng bàn chân bẹt: Do cấu trúc vòm chân không có độ lõm, có thể dẫn đến đau ở mắt cá chân và thường do sử dụng quá mức gân chày sau. Triệu chứng khác như đau nhức mỏi lòng bàn chân. đầu gối, cẳng chân, thắt lưng.

Lupus: Đây là bệnh lý tự miễn dịch mạn tính, khiến cơ thể bạn tấn công các mô khỏe mạnh. Người bị bệnh lupus thường bị đau khớp, trong đó có sưng đau mắt cá chân, ngoài ra các triệu chứng đau, sưng tấy, cứng, viêm da, sốt, ngón tay hoặc ngón chân bị tê hay đổi màu da.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh do nhầm lẫn. Bệnh sẽ tác động tới các khớp đối xứng. Do đó, bạn sẽ bị đau sưng cả hai mắt cá chân. Tình trạng đau, sưng, cứng khớp thường bắt đầu ở các ngón chân, bàn chân trước rồi dần di chuyển về mắt cá chân. Ngoài ra người bệnh còn có sốt, mệt mỏi, giảm cân.

Thoái hóa khớp: Cơn đau có thể được miêu tả là nhức nhói ở sâu bên trong. Ban đầu đau có thể tăng lên ở những tư thế chịu trọng lực. Nhưng khi bệnh tiến triển cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau đi kèm cứng khớp, hạn chế vận động. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi tuy nhiên vẫn đang trẻ hóa

Gout: Khởi phát khi có sự tăng lên vượt mức bình thường axit uric (sản sinh do quá trình phân hủy purine), kết thành tinh thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong các khớp cơ, từ đó gây ra các cơn đau mắt cá chân dữ dội.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt cá chân

Phương pháp điều trị đau mắt cá chân nào không cần dùng thuốc?

Có một số phương pháp điều trị đau mắt cá chân hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Đầu tiên, chỉnh hình bàn chân có thể giúp điều chỉnh hệ sinh cơ học của bàn chân, từ đó khôi phục lại sự cân bằng vận động. Thứ hai, việc chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave có thể cải thiện sức khỏe khớp và giảm viêm một cách an toàn. Bên cạnh đó, bổ sung các chất như Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM và các vitamin, khoáng chất cũng giúp phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương. Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cũng rất quan trọng để cải thiện khả năng vận động của bàn chân. Cuối cùng, sử dụng băng dán cơ có thể giúp giảm đau và cải thiện vận động nhanh chóng mà không cần phải dùng thuốc.

Làm gì để phòng ngừa đau mắt cá chân?

Cách sơ cứu nào khi bị đau mắt cá chân?

Tại sao tôi lại bị đau mắt cá chân?

Làm thế nào để biết tình trạng đau mắt cá chân của tôi có nghiêm trọng không?

Hỏi đáp (0 bình luận)