Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Máu là gì? Cấu tạo của máu bao gồm những thành phần gì?

Ngày 22/07/2024
Kích thước chữ

Máu là gì? Thành phần chính của các tế bào máu được hoạt động thế nào và vai trò của máu đối với cơ thể ra sao? Hãy cùng khám phá những thông tin y khoa về máu ngay trong nội dung sau.

Máu là gì? Máu không chỉ là một chất lỏng, mà còn là dòng chảy của sự sống, chìa khóa duy trì mọi hoạt động của cơ thể. Máu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải, góp phần thiết yếu cho sự sống của con người. 

Máu là gì? Thành phần của máu trong cơ thể người

Máu là gì? Máu là một trong những chất lỏng được lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu được cấu tạo từ hai thành phần chính: Các tế bào máu và huyết tương góp phần quan trọng vào hình thành tế bào máu nuôi dưỡng cơ thể con người.

  • Hồng cầu: Làm nhiệm vụ chính vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic từ các mô tới phổi để thực hiện đào thải. Thông thường đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày, sau thời gian này hồng cầu sẽ được tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan.
  • Bạch cầu: Đảm nhiệm chức năng chính là bảo vệ cơ thể phát hiện và tiêu diệt các vật thể lạ gây ra bệnh trong máu. Bạch cầu thường được sinh ra tại tủy xương của con người.
  • Tiểu cầu: Chính là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo ra các cục máu đông bọc vào vết thương ở thành mạch máu. Bên cạnh đó, tiểu cầu còn làm cho thành mạch trở nên mềm mại hơn giúp trẻ hóa tế bào chết nội mạc. Đời sống của tiểu cầu là khoảng 7 - 10 ngày. Cũng tương tự với hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi mà tiểu cầu sinh ra.
  • Huyết tương: Là thành phần dung dịch chính có màu vàng với thành phần chủ yếu là nước, ngoài ra còn có nhiều thành phần khác như kháng thể, đạm, mỡ, đường, vitamin,… được thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sinh lý cơ thể của người bệnh.
Máu là gì? Cấu tạo của máu bao gồm những thành phần gì? 1
Trả lời câu hỏi máu là gì?

Số lượng máu trong cơ thể người bình thường là bao nhiêu?

Ngoài câu hỏi liên quan máu là gì? Số lượng máu được lưu thông trong cơ thể người bình thường là bao nhiêu vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây:

Số lượng máu ở người khỏe mạnh bao nhiêu?

Số lượng máu ở người khỏe mạnh tùy thuộc vào tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người sẽ có trung bình từ 70 - 80ml máu trên kg cân nặng.

Số lượng máu tương đối ổn định nhờ vào cơ chế điều hòa của dòng máu được sinh ra từ tủy xương và lượng máu mất đi hàng ngày. Tuy nhiên, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sau sinh máu của tủy xương bị rối loạn bất thường thì lượng máu trong cơ thể sẽ mất ổn định.

Những thay đổi cơ bản về lượng máu xuất hiện trong cơ thể

Bạn có bao giờ thắc mắc cơ thể mình chứa bao nhiêu máu và lượng máu này thay đổi như thế nào theo thời gian? Thật bất ngờ khi biết rằng, lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh ít khi biến động trong một thời gian dài, mặc dù thành phần bên trong nó liên tục thay đổi.

Bí quyết đằng sau sự ổn định này nằm ở khả năng điều hòa tinh vi của cơ thể. Khi lượng máu giảm (như do mất máu, hiến máu, hay thậm chí là chu kỳ kinh nguyệt), cơ chế bù đắp sẽ được kích hoạt. Nước từ các mô xung quanh sẽ di chuyển vào máu, giúp duy trì thể tích cần thiết. Nhờ vậy, cơ thể có thể thích nghi với những thay đổi về lượng máu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động.

Điều này cũng lý giải vì sao việc hiến máu 500ml máu được xem là an toàn cho người khỏe mạnh. Lượng máu này chỉ chiếm một phần nhỏ tổng lượng máu trong cơ thể, và cơ thể có đủ khả năng để bù đắp trong thời gian ngắn.

mau-la-gi.png
Số lượng máu trong cơ thể thường là bao nhiêu?

Có bao nhiêu nhóm máu hiện nay?

Bên cạnh câu hỏi máu là gì, nhiều người thường thắc mắc về phân loại các nhóm máu hiện tại. Theo số liệu thống kê cho thấy có 39 nhóm máu khác nhau trong cơ thể dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và trong huyết thanh. Tuy nhiên, hai nhóm máu quan trọng hiện nay được đánh giá cao và được sử dụng phổ biến nhất là các nhóm máu sau:

Hệ nhóm máu ABO

Các nhóm máu được chia theo phân loại chính là A, B, AB và O. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể A và B trong huyết thanh giúp tăng cường khả năng lọc máu của cơ thể, giúp người bệnh duy trì cung cấp cho các bộ phận khác trên cơ thể nhóm máu lành mạnh.

Hệ nhóm máu Rh

Được phân chia thành hai nhóm máu chính: Rh(+) và Rh(-). Dựa trên sự có mặt hay không của kháng nguyên Rh (D) trên bề mặt hồng cầu. Ngoài ra, còn có một số hệ nhóm máu khác như hệ nhóm máu MNS, Kell, Kidd, Duffy, Lewis... Tuy nhiên, tầm quan trọng của các hệ nhóm máu này không bằng hệ ABO và Rh.

Máu là gì? Cấu tạo của máu bao gồm những thành phần gì? 3
Có bao nhiêu nhóm máu trong cơ thể?

Cần lưu ý trong việc bảo vệ nhóm máu cơ thể như thế nào?

Một số người bệnh gặp phải triệu chứng rối loạn lâm sàng về máu có thể được kể đến như: Bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu, bệnh Leukemia, bệnh giảm bạch cầu, Hemophilia, bệnh giảm tiểu cầu, hội chứng thiếu yếu tố đông máu do thiếu hụt vitamin K, chứng huyết khối, chứng đông máu rải rác trong huyết quản,…

Tuy nhiên bệnh thiếu máu là một căn bệnh khá phổ biến và thường do khả năng vận chuyển oxy của máu giảm, người bệnh dễ bị mệt mỏi, thở nhanh, khó tập trung vào công việc, đặc biệt là công việc trí óc.

Máu là gì? Cấu tạo của máu bao gồm những thành phần gì? 4
Lưu ý gì để máu lưu thông đúng cách?

Hiểu rõ về cấu trúc và thông tin về máu là gì giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tổng thể và tầm quan trọng của các xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe, chúng ta có thể bảo vệ và tối ưu hóa chức năng của hệ tuần hoàn, góp phần vào một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin