Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ ít sữa phải làm sao? Những dấu hiệu nào nhận biết mẹ ít sữa?

Ngày 21/05/2024
Kích thước chữ

Ít sữa sau sinh là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài có thể khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ ít sữa phải làm sao?

Ít sữa sau sinh là vấn đề gây nhiều nỗi lo, sự băn khoăn khi bé chào đời. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết mẹ ít sữa và giải đáp thắc mắc mẹ ít sữa phải làm sao nhé.

Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh nhất cho bé, là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ với bé. Trong đó sữa mẹ chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất khoáng, chất đạm, đường, chất béo. Hơn nữa, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển hệ thống cơ quan cơ thế, phát triển toàn thể, cụ thể:

  • Não: Giúp não có chỉ số IQ cao do nồng độ cholesterol kết hợp với các chất béo trong cơ thể mẹ có tác dụng hỗ trợ phát triển mô thần kinh.
  • Mắt: Giúp bé có thị lực tốt hơn.
  • Tai: Giảm khả năng nhiễm trùng ở tai.
  • Miệng: Động tác bú mẹ có thể hỗ trợ bé phát triển cơ mặt. Hơn nữa, những sự thay đổi của mùi vị sữa mẹ sẽ kích thích khả năng làm quen với đa dạng các loại thực phẩm bổ sung.
  • Hệ hô hấp: Trẻ ít bị thở khò khè, ít viêm và ít cúm hơn. Tỷ lệ bị nhiễm trùng hô hấp cũng giảm đi đáng kể.
  • Hệ tim mạch: Trẻ có thể có nồng độ cholesterol ít hơn so với trưởng thành, nhịp tim thấp hơn.
  • Hệ tiêu hoá: Giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy, nhiễm trùng dạ dày ruột ở trẻ. Nếu trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu trở lên có thể làm giảm tỷ lệ dị ứng thực phẩm, giảm nguy cơ bị viêm loét đại tràng cho đến tuổi trưởng thành.
  • Hệ miễn dịch: Sữa mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư ở giai đoạn trưởng thành.
  • Hệ nội tiết: Làm giảm tỷ lệ đái tháo đường ở trẻ.
  • Thận: Sữa mẹ có lượng muối và protein thấp nên sẽ giúp làm giảm gánh nặng đến hoạt động của thận.
  • Ruột: Ít bị táo bón, phân khi đi ngoài đỡ mùi hơn.
  • Giảm tỷ lệ nhiễm trùng hệ tiết niệu.
  • Ít bị viêm khớp dạng thấp, giảm tỷ lệ bị chàm hoặc dị ứng.
  • Giúp bé mảnh mai hơn khi dưới 1 tuổi, giảm khả năng béo phì về sau.
Mẹ ít sữa phải làm sao? Những dấu hiệu nào nhận biết mẹ ít sữa? 1
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

Dấu hiệu nhận biết mẹ ít sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi mẹ ít sữa thường có những dấu hiệu như sau:

  • Trẻ quấy khóc liên tục, liếm môi, thè lưỡi, miệng di chuyển không ngừng để tìm bầu vú…
  • Bé tăng cân chậm hoặc bị sụt cân một chút.
  • Bầu vú của mẹ có kích thước không thay đổi hoặc ít thay đổi sau 3 ngày sinh.
  • Mẹ cố gắng hút sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa, nhưng tiết sữa ít hoặc không ra sữa.
  • Trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài ít.
  • Trẻ bú nhanh.

Mẹ ít sữa phải làm sao?

Ít sữa sau sinh là vấn đề mà các mẹ thường cảm thấy đau đầu bời vì không đủ sữa cho con bú. Vậy mẹ ít sữa phải làm sao? Dưới đây là một số hướng dẫn giúp các mẹ lấy lại sữa và duy trì lượng sữa nhiều cho con.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để tránh tình trạng các mẹ ít sữa hoặc mất sữa sau sinh, các mẹ nên có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, thì khẩu phần ăn của mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

  • Chất đường bột: Khoai tây, gạo, khoai lang
  • Chất đạm protein: Cá, trứng, sữa, thịt bò, đậu…
  • Khoáng chất và vitamin: Rau củ quả xanh tươi…
  • Chất béo tốt: Bơ, dầu oliu, các loại hạt…

Ngoài cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để tăng lượng sữa bằng các bữa chính, các mẹ cũng nên ăn vào các bữa phụ. Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 - 6 bữa mỗi ngày và ăn khoảng 30 phút trước khi cho con bú nhằm kích thích cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Ngoài ra, nếu cơ thể mẹ hấp thu dinh dưỡng kém thì hãy bổ sung các thực phẩm chức năng, vitamin đi kèm để tăng lượng sữa cho con bú.

Uống nhiều nước

Việc uống nước mỗi ngày cũng là một biện pháp giúp các mẹ giải quyết được vấn đề mẹ ít sữa phải làm sao? Mỗi ngày, người mẹ nên uống đủ từ 2,5 - 3 lít nước, nhất là nên uống vào thời điểm trước hoặc sau khi con bé và uống trước khi ngủ. Bên cạnh uống nước lọc, các mẹ có thể uống các loại nước khác như nước ép trái cây, sữa cho mẹ sau sinh, nước đỗ đen…

Mẹ ít sữa phải làm sao? Những dấu hiệu nào nhận biết mẹ ít sữa? 2
Các mẹ nên uống 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng lượng sữa cho bé

Cho trẻ bú đúng cách

Cách mà mẹ cho bé bú cũng tác động đến lượng sữa tiết ra. Khi bé được bú đúng tư thế, bé vừa cảm thấy thoải mái, vừa có thể bú nhiều sữa nhất có thể, cùng với đó còn giúp kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn. Mẹ nên để mặt bé hướng về ngực của mẹ, cho miệng bé ngậm hết quầng vú, cần chú ý tránh chặn mũi bé bởi vì có thể gây khó thở. Đồng thời ti mẹ nằm trên lưỡi của con một cách tự nhiên và phần môi dưới của con hơi trề ra. Lúc đầu, bé mút mẹ sẽ có cảm giác ngứa ran và sữa từ từ chảy ra. Sau đó, bé sẽ mút nhẹ nhàng hơn, về sau sẽ chậm dần, tự nhả núm ti khi bé bú no hoặc ngủ quên.

Cho bé bú sớm

Ngay từ những ngày đầu sau khi bé ra đời, mẹ hãy cho bé tiếp xúc trực tiếp với làn da của mẹ. Bởi vì điều này sẽ giúp bé có phản xạ tìm đến ti của mẹ khi đói, giúp kích thích sữa mẹ chảy ra nhiều hơn. Các mẹ nên cho bé bú 2 giờ/ 1 lần, nhưng nếu bé ngủ quá 3 tiếng thì hãy đánh thức bé dậy để bé có thể bú đủ số cữ mỗi ngày.

Không sử dụng chất kích thích

Các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, có cồn có thể khiến cơ thể mẹ ít tiết ra sữa như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Hơn nữa, các loại thực phẩm này có thể tác động đến sự phát triển trí não cũng như hệ hô hấp của bé. Vì thế, không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chứa chất kích thích là một trong những giáp pháp cho vấn đề “mẹ ít sữa phải làm sao”.

Mẹ ít sữa phải làm sao? Những dấu hiệu nào nhận biết mẹ ít sữa? 3
Không dùng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn trong giai đoạn cho con bú

Chế độ sinh hoạt hợp lý, tinh thần lạc quan, thoải mái

Hormone oxytocin và prolactin là 2 loại hormone quyết định lượng sữa do cơ thể mẹ sản sinh ra. Bởi vậy, khi cơ thể mẹ bị căng thẳng, không thoải mái thì sẽ làm giảm đi hai lượng hormone này. Điều này là lý do khiến mẹ bị ít sữa, hơn nữa còn bị mất sữa kéo dài. Vậy cơ địa ít sữa phải làm sao? Các mẹ nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan.

Dùng máy hút sữa

Các loại thiết bị hút sữa hoặc dụng cụ hút sữa có thể kích thích phản xạ của tuyến sữa, giúp tiết ra sữa nhiều hơn. Các mẹ nên hút sữa 8 - 10 lần/ngày, mỗi lần từ 15 - 20 phút, và cứ cách từ 1 - 2 tiếng làm 1 lần.

Mẹ ít sữa phải làm sao? Những dấu hiệu nào nhận biết mẹ ít sữa? 4
Máy hút sữa là một trong những phương pháp gợi ý cho thắc mắc mẹ ít sữa phải làm sao

Massage ngực

Đây là một biện pháp được các mẹ bỉm sữa thường áp dụng rất nhiều. Massage ngực một cách có khoa học vừa giúp cải thiện tốt tình trạng mẹ ít sữa, vừa giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng tắc sữa hoặc áp xe vú do sữa tích tụ lâu ngày.

Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Khi có dấu hiệu ít sữa, các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc kích thích sữa có nguồn gốc từ thảo mộc. Chúng vừa giúp cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều sữa, vừa giúp bồi bổ sức khoẻ mẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì đều theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Dùng mẹo dân gian

Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, các mẹ bị ít sữa có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây cũm là cách kích sữa:

  • Chườm khăn nóng vào ngực: Cho khăn mềm vào chậu nước ấm, rồi vắt hết nước. Sau đó, chườm tối đa 3 phút.
  • Chườm ngực bằng xôi nếp: Cho xôi nếp đã chín vào khăn dày, rồi nắm chặt và chườm lên ngực kết hợp với thao tác xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Dùng lá mít: Có thể dùng lá mít ấm hoặc uống nước lá mít. Các mẹ có thể hơ lá mít khi đủ ấm, rồi chườm quang ngực hoặc ngâm lá mít với nước muối, rồi pha nước uống.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt cho trẻ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thông qua bài viết trên, hi vọng người đọc đã giải đáp phần nào vấn đề mẹ ít sữa phải làm sao, cũng như các dấu hiệu nhận biết về tình trạng mẹ ít sữa. 

Xem thêm: Mất sữa 4 tháng có kích lại được không và bí quyết kích sữa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin