Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, giúp làm tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên, không ít mẹ bỉm sữa thắc mắc rằng liệu sau sinh có được ăn mẻ không. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Mẻ có vị chua nhẹ và mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống Việt Nam. Do đó, các mẹ bỉm sữa sau sinh thường lo lắng không biết loại gia vị này có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không.
Mẻ hay còn gọi là cơm mẻ, là một loại gia vị lên men với vị chua dịu và thơm đặc trưng. Nó thường được sử dụng trong nhiều món ăn như bún riêu, canh chua, các món om, kho. Mẻ được tạo ra nhờ quá trình lên men từ cơm nguội hoặc bún, nơi vi khuẩn kỵ khí chuyển hóa tinh bột và đường thành acid lactic - thành phần chính tạo nên vị chua đặc trưng của mẻ.
Làm mẻ không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ để tạo ra mẻ đạt chuẩn về vị chua và an toàn. Dưới đây là hai cách phổ biến để làm mẻ:
Lưu ý: Nếu muốn mẻ nhanh chua hơn, có thể cho một ít mẻ đã có sẵn vào lọ mẻ mới. Ngoài ra, khi lấy một phần mẻ ra dùng, hãy bổ sung một lượng cơm nguội mới để tiếp tục quá trình nuôi mẻ.
Nhiều người không khỏi thắc mắc sau sinh có được ăn mẻ không. Sau khi sinh, mẹ có thể ăn mẻ nhưng chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và không ăn thường xuyên.
Mẻ chứa đạm, acid lactic và các acid amin có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích vị giác và làm món ăn trở nên ngon miệng hơn. Với những mẹ bỉm sữa sau sinh, mẻ có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giúp giải nhiệt và tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, tiêu thụ mẻ quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa acid lactic, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Mẹ sau sinh có các vấn đề về viêm loét dạ dày hoặc hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế sử dụng mẻ vì tính acid có thể làm tăng nguy cơ đau và kích ứng dạ dày. Khi sử dụng, cần đảm bảo mẻ được chế biến từ nguồn uy tín, không bị nấm mốc hoặc hỏng, vì mẻ kém chất lượng có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không chỉ quan tâm sau sinh có được ăn mẻ không mà các mẹ còn bận tâm về việc loại gia vị này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Về cơ bản, nếu mẹ chỉ sử dụng một lượng nhỏ mẻ để tăng hương vị món ăn thì sẽ không gây mất sữa. Tuy nhiên, khi mẹ lạm dụng hay ăn quá nhiều mẻ, lượng acid từ mẻ có thể tác động đến tuyến sữa và làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến trẻ bỏ bú hoặc quấy khóc.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng và điều độ. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như lượng sữa giảm hoặc mùi vị sữa thay đổi, mẹ nên xem xét giảm lượng mẻ trong khẩu phần ăn hoặc tạm dừng để quan sát tình hình.
Mặt khác, mẹ nên đợi ít nhất một tháng sau sinh mới nên bắt đầu ăn mẻ. Vì trong giai đoạn đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, cần thời gian để phục hồi. Trong tháng đầu tiên, cơ thể mẹ cũng đang thích nghi với các thay đổi sau sinh, vì vậy cần tránh các thực phẩm lên men như mẻ để giảm nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa. Sau tháng ở cữ, mẹ có thể bổ sung mẻ vào khẩu phần ăn một cách hợp lý và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Sau sinh có được ăn mẻ không còn phụ thuộc vào việc các mẹ có áp dụng nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng loại gia vị này hay không. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, các mẹ nên tuân thủ một số điều sau đây khi sử dụng mẻ:
Để duy trì sức khỏe tốt và cung cấp sữa chất lượng cho bé, mẹ nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng sau sinh. Một số gợi ý sau sẽ giúp mẹ bỉm có nguồn dinh dưỡng tốt nhất:
Cá hồi là loại cá giàu DHA - một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, DHA cũng giúp cải thiện tâm trạng cho mẹ, góp phần phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn cá hồi theo khuyến nghị (khoảng 360 gram mỗi tuần) để tránh tiếp xúc với lượng thủy ngân có hại.
Sữa ít béo cung cấp vitamin D, canxi, protein và vitamin B, rất quan trọng cho sự phát triển của bé và tăng cường sức khỏe xương cho mẹ. Uống sữa ít béo hàng ngày sẽ giúp mẹ duy trì mức canxi cần thiết cho cả mẹ và bé.
Thịt bò nạc cung cấp sắt - dưỡng chất cần thiết để phòng tránh tình trạng thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, thịt bò còn giàu protein và vitamin B12, giúp duy trì sức khỏe cho mẹ bỉm và hỗ trợ trong quá trình cho con bú.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc "Mẹ sau sinh có được ăn mẻ không?" là có. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo về hàm lượng cũng như chất lượng mẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhằm đảm bảo sức khoẻ và nguồn sữa.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.