Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mệt mỏi khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu?

Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng mệt mỏi khó thở sau khi ăn được cho là rất phổ biến khi có đến hơn 40% dân số từng ít nhất 1 lần gặp phải hiện tượng trên. Vậy nguyên nhân do đâu khiến cơ thể mệt mỏi khó thở sau khi ăn xong?

Khi bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn, chắc hẳn bạn đã rất lo lắng và phân vân liệu cơ thể có đang gặp vấn đề hoặc bệnh lý nào hay không. Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây mệt mỏi khó thở sau khi ăn

Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế, tình trạng mệt mỏi khó thở sau khi ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó thường gặp nhất là:

Ăn quá nhanh hoặc quá nhiều

Một trong những yếu tố dẫn đến mệt mỏi khó thở sau khi ăn là tốc độ và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể trong bữa ăn. Việc tiêu thụ một lượng quá lớn thức ăn trong thời gian ngắn, chưa nhai kỹ có thể gây áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa, gây cản trở hoạt động của dạ dày.

Mệt mỏi khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu? 1
Ăn quá nhanh, không nhai kỹ có thể làm bạn bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn

Không chỉ vậy, ăn quá nhiều và quá nhanh còn khiến bạn nuốt nhiều không khí trong lúc ăn, dễ làm dạ dày to hơn, chứa nhiều khí hơn, chèn ép lên cơ hoành và dẫn đến khó thở. Một số trường hợp còn bị khó tiêu, đầy hơi,… khi giữ thói quen ăn uống này.

Dị ứng với thực phẩm gây mệt mỏi khó thở sau khi ăn

Nếu bạn bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn một món ăn hoặc thực phẩm lạ, chưa ăn lần nào trước đây thì rất có thể bạn đã bị dị ứng thực phẩm. Khi ăn phải thức ăn có chứa chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng mệt mỏi và khó thở sau khi ăn xong. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm đậu phộng (lạc), lúa mì, hạt cải, hải sản,…

Béo phì

Bạn không nghe lầm đâu, thực chất, béo phì cũng là tác nhân khá lớn trong nhiều trường hợp bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn. Khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức, chất béo, mỡ thừa tích trữ nhiều ở các cơ quan có thể là nguyên nhân dẫn đến chèn ép hoạt động tiêu hóa và hô hấp, khiến bạn dễ bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn. Bên cạnh đó, béo phì còn là tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,… nên tốt nhất cần duy trì chế độ ăn lành mạnh và giảm cân từ từ.

Rối loạn lo âu

Khi tâm trạng không tốt, đặc biệt ở người bị rối loạn lo âu, hiện tượng mệt mỏi khó thở sau khi ăn rất dễ xảy ra. Điều này đến từ việc bệnh lý khiến cơ thể thường xuyên trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, ám ảnh,… và gây khó thở, mệt mỏi kéo dài.

Bệnh về đường hô hấp

Bạn không bị dị ứng thực phẩm nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi khó thở sau khi ăn? Cơ thể bạn có những triệu chứng liên quan đến bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũiđau đầu, đau họng, chóng mặt, sốt cao,… nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân? Vậy thì nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi khó thở sau khi ăn rất có thể là do bệnh đường hô hấp gây nên. Những bệnh đường hô hấp dễ gây khó thở bao gồm viêm phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính,…

Rối loạn nhịp tim

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim cũng rất hay bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh và cần được điều trị, can thiệp sớm, tránh biến chứng xảy ra. Ngoài triệu chứng mệt mỏi khó thở sau khi ăn, người bị rối loạn nhịp tim còn xuất hiện các biểu hiện khác như tức ngực, ngất xỉu,…

Mệt mỏi khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu? 2
Rối loạn nhịp tim khiến cơ thể dễ mệt mỏi, khó thở

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi khó thở sau khi ăn

Để giảm thiểu và cải thiện phần nào hiện tượng mệt mỏi khó thở sau khi ăn, bạn cần can thiệp y tế sớm để có phương án chữa trị thích hợp, không nên tự ý chữa tại nhà bằng y học dân gian hoặc bài thuốc truyền miệng.

Nếu tình trạng mệt mỏi khó thở sau khi ăn kéo dài và đi kèm thêm các biểu hiện khác, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh việc để bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe. Những triệu chứng cho thấy bạn cần gặp bác sĩ gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, khó thở và tức ngực, ngực chịu áp lực nặng nề hoặc bị đau nhói.
  • Khi nằm thẳng cảm thấy triệu chứng khó thở nghiêm trọng hơn.
  • Chóng mặt, đau đầu, thở khò khè.
  • Ớn lạnh, ho nhiều, sốt cao.
  • Đầu ngón tay hoặc ngón chân tê lạnh, chuyển sang màu xanh hoặc tím tái.
  • Mắt cá chân hoặc bàn chân bị sưng phù.

Lưu ý khi bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn

Ngoài việc can thiệp y tế, người bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để tránh tái phát hiện tượng trên, tạo thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe.

  • Luôn ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực đối với dạ dày và các cơ quan khác.
  • Trước và sau khi ăn xong nên dành ra khoảng 30 phút để nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc ngay và chỉ nên nằm sau khi ăn 1 – 2 tiếng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt nguội, xúc xích,…
  • Nếu bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn, bạn nên dừng bữa ăn để tránh làm tình trạng tệ hơn.
  • Nếu bị dị ứng thực phẩm, tốt nhất nên hạn chế tối đa thực phẩm đó trong bữa ăn hàng ngày.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cá béo để bổ sung thêm nhiều vitamin, chất khoáng giúp tăng sức đề kháng từ bên trong.
  • Tránh xa chất kích thích, khói thuốc lá và thuốc lá vì đây là nguyên nhân chính khiến phổi nói riêng và hệ hô hấp nói chung ngày một yếu hơn, dễ bị mệt mỏi khó thở sau khi ăn hoặc khi làm việc nặng.
Mệt mỏi khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu? 3
Thức ăn đóng hộp không tốt, nên hạn chế để tốt cho sức khỏe hơn

Tóm lại, tình trạng mệt mỏi khó thở sau khi ăn mặc dù không gây quá nhiều nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu gặp phải hiện tượng này thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chữa trị có hiệu quả, đúng bệnh và đúng thuốc.

Xem thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm