Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mống mắt là một phần quan trọng trong cấu trúc của cơ quan phân tích thị giác. Vậy bạn biết gì về tổ chức này và các bệnh lý liên quan đến chúng?
Mống mắt ở người phân biệt với các tổ chức lân cận bởi màu sắc đặc thù và kết cấu siêu tròn trịa. Đây cũng là một trong số ít các bộ phận của mắt mà chúng ta có thể quan sát từ bên ngoài.
Mống mắt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là tròng đen. Bộ phận này có hình tròn, đường kính trên dưới 1cm. Chính giữa có một lỗ tròn, màu sắc đậm hơn và được gọi tên là đồng tử (con ngươi).
Mống mắt nằm xen giữa giác mạc (bên ngoài) và thấu kính (bên trong). Về cấu tạo, bộ phận này tạo ra bởi 2 lớp cơ trơn nằm chồng lên nhau. Phía trên là lớp mạch sợi stroma, phía dưới là lớp biểu mô chứa các hạt sắc tố.
Màu của tròng đen chịu sự chi phối bởi lượng hạt màu tích hợp. Nếu có ít sắc tố, chúng sẽ có màu xanh lam. Lượng sắc tố càng nhiều thì tròng đen càng chuyển màu đậm (hổ phách - nâu nhạt - nâu đậm - đen).
Khi tròng đen có vấn đề, bạn có thể bị mờ mắt, nhìn đôi, đau mỏi kéo dài, nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc tầm nhìn suy giảm. Để làm rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp mạch lạc quang học, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.
Tròng đen có các cơ co duỗi linh hoạt, giúp kiểm soát độ mở to và co nhỏ của đồng tử. Từ đó kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt trong từng điều kiện chiếu sáng (mạnh - yếu) khác nhau.
Cụ thể, khi bạn bước ra nơi có ánh sáng mạnh, cơ tròng đen sẽ khiến đồng tử co lại, giúp tiết chế lượng ánh sáng đi sâu vào mắt. Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng yếu, hệ cơ tròng đen sẽ làm cho đồng tử giãn nở tối đa để đón nhận nguồn sáng từ môi trường ngoài. Đặc biệt, phản xạ co đồng tử là phản xạ không ý thức nên bạn không thể tự điều chỉnh theo ý mình.
Như vậy hoạt động của tròng đen vừa tối ưu hiệu quả làm việc của cơ quan phân tích thị giác (giúp bạn nhìn rõ hơn), vừa giúp bảo vệ mắt trước các yếu tố nguy cơ.
Hội chứng khởi phát khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương do va chạm cơ học, đột quỵ, khối u,... Vấn đề sức khỏe này thường xuất hiện ở một bên mắt với các triệu chứng điển hình như: Một phần mí mắt trên và đồng tử co lại, quá trình tiết mồ hôi bị hạn chế. Hiện nay, việc điều trị căn nguyên của hội chứng gặp khá nhiều khó khăn. Bệnh nhân chủ yếu được can thiệp bằng cách điều trị triệu chứng (phục hồi chức năng thần kinh của một bên mắt).
Tăng nhãn áp cũng phát sinh do thủy dịch tập trung nhiều ở phía trước, từ đó làm tăng áp lực bên trong mắt. Nếu không được can thiệp nhanh, đúng cách thì người bệnh có thể mất thị lực hoàn toàn.
Để khắc phục vấn đề sức khỏe này, tùy mức độ mà bác sĩ có thể kê thuốc, dùng tia laser hoặc tiến hành phẫu thuật.
Loạn sắc tố mống mắt là trường hợp một người sở hữu hai tròng đen có màu sắc hoàn toàn khác nhau. Ví dụ một bên xanh lam, bên còn lại có màu nâu hổ phách. Nguyên nhân có thể do việc dùng thuốc, xuất hiện nốt ruồi ở tròng đen hoặc u ác tính. Khi thăm khám, chuyên gia sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt trước khi lên phương án điều trị phù hợp cho từng đối tượng.
Đây là bệnh lý cực phổ biến, đặc biệt là ở những người có tuổi. Thủy tinh thể của người bệnh xuất hiện những vùng bị đục khiến mắt nhìn mờ, thị lực sụt giảm nghiêm trọng. Từ đó gặp nhiều khó khăn trong việc đọc, điều khiển xe, quan sát biểu cảm của người đối diện.
Với bệnh lý này, phẫu thuật là cách can thiệp nhanh gọn, hiệu quả nhất. Khi thực hiện, bác sĩ nhãn khoa sẽ “thế chân” phần thủy tinh thể bị đục bằng thấu kính nội nhãn (IOL) để phục hồi thị lực cho mắt.
Đây là tình trạng viêm màng bồ đào trước mạn tính, ít gây nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 30 - 40 và tỷ lệ ngang bằng nhau ở hai giới.
Bệnh tái diễn nhiều lần, có thể điều trị nhanh triệu chứng bằng corticosteroid. Nếu không can thiệp dứt điểm thì nguy cơ dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể là rất cao.
Về bản chất, đây là một dạng tăng áp lực nội nhãn góc mở. Xác suất bắt gặp khá lớn nhưng lại ít khi được chẩn đoán, làm rõ. Dấu hiệu dễ nhận thấy là có hiện tượng phân tán các hạt sắc tố trong tròng đen một cách tự phát. Ngoài ra chúng còn có thể là biến chứng theo sau của chấn thương vùng mắt, bướu vùng tròng đen và sự cọ xát của IOL vào tròng đen.
Qua theo dõi lâm sàng, bác sĩ sẽ nhận thấy các biểu hiện đặc thù như phù giác mạc, tròng đen bị lõm, trục Krukenberg, sắc tố trên bề mặt thấu kính ở phía trước xuất hiện sọc, khiếm khuyết xuyên sáng tại tròng đen.
Bệnh được can thiệp theo các hướng như: Điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, cắt tròng đen bằng tia laser, tạo hình lại tròng đen và phẫu thuật lọc.
Viêm màng bồ đào là hiện tượng viêm bên trong mắt do nhiễm khuẩn gây ra. Dấu hiệu thường gặp là đau, nhức, sưng đỏ, giảm thị lực, tổn thương võng mạc và lòng trắng. Bệnh thường tự khỏi nhưng dễ tái phát và có thể phát triển thành mạn tính.
Đây là một nhóm các bệnh lý di truyền với các biểu hiện đặc thù như mất thính lực; màu tóc, màu mắt và màu da đều nhợt nhạt. Hội chứng này có tới 4 loại, trong đó loại thứ IV hiếm gặp hơn cả. Khi can thiệp, bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm (đường tiêm hoặc đường uống) có bản chất corticosteroid để cải thiện các triệu chứng của người bệnh.
Để bảo vệ mống mắt trước những rủi ro không đáng có, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
Những thông tin quan trọng nhất về mống mắt đã được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ tới bạn đọc. Sau cùng chúc bạn sở hữu một đôi mắt khỏe và xin chân thành cảm ơn vì đã đồng hành cùng chúng tôi! Trân trọng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.