Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mùi xăng có độc không và cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng

Ngày 04/10/2023
Kích thước chữ

Mùi xăng có độc không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu. Để hiểu rõ hơn về tác hại của mùi xăng, các bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Mùi xăng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trạm xăng đến các phương tiện vận chuyển. Đa phần chúng ta gặp mùi xăng hàng ngày mà không hề biết rằng nó không chỉ gây khó chịu mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc mùi xăng có độc không và cách bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với nó.

Những nguy hại của xăng và các chất độc hại bên trong nó

Xăng là một loại nhiên liệu phổ biến, thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, bản chất của xăng không phải là thứ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Bởi bên trong nó là những thành phần độc hại như:

  • Chất benzen (C6H6): Chất benzen là một thành phần thường gặp trong xăng, đây là một hydrocacbon thơm. Chất này có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Khi tiếp xúc với benzen quá nhiều, người ta có thể bị liệt, mất ý thức hoặc choáng váng. Benzen cũng có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, benzen có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư máu và xuất huyết.
  • Chất xylene (C8H10): Chất xylene là một loại dung môi thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm in ấn, sản xuất cao su, làm da. Chất này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong xăng. Khi chúng ta tiếp xúc với xylen qua hơi thở hoặc tiếp xúc da, nó có thể gây suy giảm thị lực, co thắt cơ bắp, giảm trí nhớ và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
  • Chất toluene (C7H8): Chất toluene cũng có mặt trong xăng, dầu và là một trong những chất có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm vấn đề về mắt, da, hệ hô hấphệ tiêu hóa.
Mùi xăng có độc không và cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng 1
Mùi xăng có độc không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu

Những thành phần này cùng với nhiều hợp chất khác trong xăng tạo thành một hỗn hợp độc hại. Ngoài tác động tiêu biểu lên sức khỏe của con người, xăng còn góp phần vào sự gia tăng của khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và thay đổi khí hậu toàn cầu. Nó cũng góp phần vào việc gây ra các vấn đề môi trường, giảm hồng cầu trong máu, gây khó thở, đau đầu, chóng mặt.

Mùi xăng có độc không?

Mùi xăng có độc không là thắc mắc của rất nhiều người. Mùi xăng là một hỗn hợp chứa hơn 150 hợp chất hóa học khác nhau, trong đó có một số chất độc hại và nguy hiểm, điển hình là benzen. Khi hít phải, benzen có thể gây chóng mặt, nhức đầu, trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc mất nhận thức. Thậm chí, khi tiếp xúc với mùi xăng, các hợp chất độc hại này có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Những người làm công việc liên quan đến xăng, như nhân viên bán xăng dầu hoặc nhân viên sửa chữa, thường phải tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm này. Họ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về da, vì xăng có khả năng thẩm thấu qua da, gây dị ứng da, các vấn đề về da liễu, thậm chí gây ra ung thư da. Người tiếp xúc thường xuyên với mùi xăng có thể trải qua những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, hưng phấn, khó chịu, buồn ngủ và mất trí nhớ. Thậm chí, họ có thể trải qua ảo giác, co giật, mất ý thức, ngộ độc xăng nếu tiếp xúc quá nhiều. Vậy mùi xăng có độc không các bạn đã biết rồi phải không?

Mùi xăng có độc không và cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng 2
Mùi xăng là một hỗn hợp chứa hơn 150 hợp chất hóa học khác nhau, trong đó có một số chất độc hại và nguy hiểm, điển hình là benzen

Tác hại của xăng đối với môi trường nghiêm trọng như thế nào?

Không chỉ độc hại đối với con người, xăng còn gây ra nhiều vấn đề môi trường. Khi đốt cháy, xăng tạo ra khí CO2 (carbon dioxide), một loại khí gây hiệu ứng nhà kính và góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, khí thải từ xăng chứa nhiều chất độc như benzen, acid H2S, CO và cacbon, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và môi trường. Hiện nay, các nỗ lực để giảm tiêu thụ xăng và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch đang được thúc đẩy để bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người.

Những chất phụ gia trong xăng là gì?

Để giảm chi phí sản xuất xăng, một số nhà sản xuất thêm chất phụ gia vào sản phẩm. Tetraethyl chì (TEL) là một trong những chất phụ gia phổ biến. Tuy nhiên, chì (Pb) là một kim loại độc hại và có thể tấn công cơ thể con người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc da. Chì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tác động đến hệ thần kinh, viêm màng não, thậm chí gây tử vong.

Những biện pháp bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc thường xuyên với xăng

Những người làm công việc tiếp xúc thường xuyên với xăng, như nhân viên bán xăng dầu hoặc nhân viên sửa chữa, cần được trang bị đồ bảo hộ lao động. Điều này bao gồm việc đeo trang mặt nạ để ngăn khí và bụi, đeo găng tay, kính bảo vệ mắt, mặc quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc với mùi xăng.

Ngoài ra, khuyến cáo mọi người khi tham gia giao thông cần tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sử dụng khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, duy trì một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn.

Những cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng cần lưu ý

Nếu bạn hoặc ai đó bị ngộ độc xăng, có một số biện pháp sơ cứu cần thực hiện:

  • Nếu nạn nhân nôn ra xăng, giúp họ cúi về phía trước để tránh hít vào và dùng nước súc miệng.
  • Sau đó, cho nạn nhân uống nước hoặc nước quả ép sau khi súc miệng với nước.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc không thể tự uống, gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.
Mùi xăng có độc không và cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng 3
Khi bị ngộ độc xăng, cho nạn nhân uống nước hoặc nước quả ép sau khi súc miệng với nước

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn biết được mùi xăng có độc không và độc như thế nào. Mùi xăng không chỉ gây khó chịu mà còn ẩn chứa nhiều tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, hãy luôn tuân thủ các biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với xăng và hạn chế ngửi mùi xăng không cần thiết. Chúng ta cũng cần thấu hiểu tác hại của xăng đối với môi trường và hỗ trợ các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững. Điều này là cách chúng ta có thể đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh và môi trường sạch sẽ cho thế hệ tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin