Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có bao giờ nghe nhắc đến bệnh nấm thực quản chưa? Liệu rằng bệnh lý nấm thực quản có nguy hiểm không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh này thông qua các nội dung được nhắc đến trong bài viết dưới đây.
Nấm thực quản là một bệnh lý phổ biến, thường sẽ gặp nhiều ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Thời gian bị nấm thực quản thường sẽ kéo dài và rất khó điều trị hoàn toàn. Vấn đề quan trọng là người bệnh phải phát hiện sớm và áp dụng các liệu pháp điều trị đúng đắn. Từ đó ngăn chặn nấm không lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, đồng thời tránh gây tổn thương nghiêm trọng đối với thực quản. Vậy nấm thực quản là gì? Nấm thực quản có nguy hiểm không?
Nấm thực quản là gì? Nấm thực quản là một bệnh phát sinh khi vi khuẩn nấm xâm nhập và phát triển trong thực quản, gây tổn thương cho bộ phận này của cơ thể. Đây là một bệnh lý khá phổ biến nên nhiều người dễ mắc phải, và trong hầu hết các trường hợp, tác nhân gây bệnh chủ yếu là loại nấm Candida. Tất cả mọi người đều có thể bị nấm thực quản, nhưng nguy cơ cao nhất thường sẽ xuất hiện ở các đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, bao gồm:
Triệu chứng của bệnh nấm thực quản thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, và chỉ được phát hiện khi thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe về tiêu hóa hoặc thông qua nội soi dạ dày. Bệnh lý này có khả năng phát triển trong thời gian dài, gây ra nhiều tổn thương cho thực quản và các cơ quan lân cận trong trường hợp nấm lan rộng. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Nó sẽ giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh.
Nấm thực quản là một bệnh lý thường gặp ở người có sức đề kháng kém. Vậy thì nấm thực quản có nguy hiểm không? Trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, và dấu hiệu bệnh thường chỉ xuất hiện khi nấm đã phát triển thành số lượng lớn, gây ra nhiều tổn thương cho thực quản. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh nấm thực quản:
Mặc dù nấm thực quản không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó cần được kiểm soát và điều trị một cách kịp thời và đúng cách. Nếu bỏ qua hoặc để bệnh tự tiến triển trong thời gian dài, thì người bệnh khả năng cao sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như hẹp thực quản, thủng thực quản, viêm loét thực quản, hoặc xuất huyết từ thực quản.
Khi nấm Candida lây lan vào các cơ quan nội tạng, bệnh sẽ trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp được điều trị đúng cách đều sẽ hồi phục hoàn toàn và không gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, việc theo dõi sát sao và điều trị theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đồng thời đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
Để chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm nấm thực quản hay không, đồng thời xác định giai đoạn của bệnh, phương pháp chính được sử dụng là nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị nội soi có trang bị camera nhỏ ở đầu, sau đó đưa qua khoang miệng và đi xuống thực quản để quan sát chi tiết bên trong.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm nấm thực quản, bác sĩ sẽ thấy xuất hiện các mảng màng nhầy màu trắng, bám chặt lên thành thực quản và không dễ dàng rửa trôi bằng nước. Dựa trên hình ảnh thu được từ nội soi, bác sĩ có thể phân loại nấm thực quản thành các cấp độ bệnh như sau:
Trong quá trình thực hiện nội soi, bác sĩ có thể sử dụng kìm sinh thiết để thu thập mẫu bệnh phẩm để phân tích. Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được đem nuôi cấy để xác định loại nấm cụ thể. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
Để điều trị nấm thực quản, phương pháp chính được sử dụng là dùng thuốc kháng nấm. Thuốc kháng nấm thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân là fluconazole đường uống. Tuy nhiên, trong trường hợp nấm thực quản nghiêm trọng kèm theo nguy cơ biến chứng cao, người bệnh có thể cần phải dung nạp thuốc bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch. Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà không thấy hiệu quả, thì bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang sử dụng các loại thuốc kháng nấm khác.
Thời gian và liều lượng của thuốc kháng nấm cần phải được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng theo đơn thuốc của người khác. Bệnh nhân khi thấy xuất hiện các triệu chứng của nấm thực quản nên đi khám càng sớm càng tốt, đồng thời tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng đóng một vai trò quan trọng. Người bị nấm thực quản cần hạn chế thức ăn có đường, nước uống có gas hoặc đồ uống có cồn. Vì chúng có thể làm tăng sự phát triển của nấm.
Nếu điều trị không đạt hiệu quả, hoặc bệnh nhân tự ý ngừng sử dụng thuốc khi triệu chứng nấm thực quản giảm, thì bệnh có thể tái phát và lây lan sang nhiều nơi khác nhau, bao gồm nội tạng, miệng và họng, gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, như đã đề cập, nấm thực quản thường hoạt động mạnh mẽ khi hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu. Vì thế, để hiệu quả điều trị tốt, người bệnh nên chủ động tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng sức khỏe, thông qua lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
Nói chung, tình trạng nấm thực quản có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào quá trình điều trị và sự tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ của người bệnh. Nếu bệnh nhân đi khám sớm, đồng thời làm đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thì bệnh tình sẽ cải thiện tích cực. Ngược lại, trường hợp người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, nấm thực quản sẽ tiến triển nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.