Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm thực quản do bức xạ là một biến chứng không mong muốn thường gặp ở những bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, nhưng nó cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong số đó là viêm thực quản do bức xạ. Tình trạng này không chỉ gây ra những khó khăn trong việc ăn uống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm thực quản do bức xạ, từ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Viêm thực quản do bức xạ là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân ung thư phải trải qua quá trình xạ trị, đặc biệt là ở vùng ngực và cổ (ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư vú,…).
Khi các tia phóng xạ được chiếu vào vùng này để tiêu diệt tế bào ung thư, chúng cũng đồng thời làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc thực quản. Điều này dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy và gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Liều lượng bức xạ càng cao và vùng chiếu xạ càng rộng thì nguy cơ mắc viêm thực quản càng lớn.
Các tế bào niêm mạc thực quản tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ trong quá trình xạ trị. Tia phóng xạ làm tổn thương DNA của tế bào, gây rối loạn quá trình phân chia và tái tạo tế bào. Các tế bào bị tổn thương giải phóng các chất trung gian gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc thực quản. Đồng thời, các gốc tự do được tạo ra trong quá trình xạ trị cũng gây tổn thương trực tiếp lên tế bào, làm tăng mức độ viêm. Viêm gây sưng tấy niêm mạc thực quản, làm hẹp lòng ống và gây khó khăn trong việc nuốt. Trong trường hợp nặng, viêm có thể dẫn đến loét niêm mạc thực quản.
Viêm thực quản do bức xạ thường biểu hiện qua các triệu chứng sau:
Triệu chứng xuất hiện sớm là bệnh nhân thường cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt ở cổ, nuốt khó khăn, đặc biệt là khi nuốt thức ăn cứng hoặc khô. Cơn đau thường xuất hiện khi nuốt và có thể lan rộng ra phía sau xương ức. Ợ nóng, chua miệng xảy ra do dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng sau:
Việc chẩn đoán chính xác viêm thực quản do bức xạ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp chẩn đoán viêm thực quản sau:
Viêm thực quản do bức xạ có thể có các triệu chứng tương tự như các bệnh lý khác của thực quản như trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản do nhiễm trùng, ung thư thực quản. Do đó, để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán.
Có nhiều phương pháp điều trị giúp giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân viêm thực quản do bức xạ.
Bệnh nhân viêm thực quản nhẹ có thể được điều trị bằng nội khoa. Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,... giúp người bệnh giảm cảm giác đau rát khi nuốt. Thuốc bảo vệ niêm mạc có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản, giảm thiểu tổn thương và kích ứng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng H2 để giảm tiết axit dạ dày.
Khi hẹp thực quản quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nuốt, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp nội soi để nới rộng thực quản. Trong một số trường hợp đặc biệt, phẫu thuật cắt thực quản phần bị tổn thương và nối lại các đoạn còn lại là cần thiết.
Thực đơn cho người bị viêm thực quản do bức xạ cần ưu tiên các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo, sữa,… Các loại thức ăn cay nóng, có tính axit cao, đồ uống có ga,... có thể làm tăng tình trạng viêm và gây đau rát nên cần tránh. Thay vì ăn 3 bữa chính, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Uống đủ nước giúp người bệnh làm ẩm niêm mạc thực quản và giảm cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên nâng cao đầu giường khoảng 15 - 20cm để giảm trào ngược axit. Nếu thừa cân, béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên thực quản. Tránh hút thuốc và uống rượu là cần thiết vì những thói quen này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Viêm thực quản do bức xạ là một biến chứng khó tránh khỏi ở một số bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị hiện đại và chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của viêm thực quản và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.