Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rò thực quản và khí quản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rò thực quản và khí quản là một dị tật bẩm sinh, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tình trạng rò thực quản và khí quản nhé!

Rò thực quản và khí quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ cho bạn nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh rò thực quản và khí quản.

Như thế nào là rò thực quản và khí quản?

Rò thực quản và khí quản là kết nối bất thường giữa thực quản và khí quản. Thường thực quản và khí quản là hai ống dẫn tách biệt với nhau hoàn toàn, xuất hiện từ khi thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung của người mẹ. Tình trạng rò thực quản và khí quản khiến cho thức ăn khi đi từ thực quản qua đoạn rò vào trong phổi gây ra tình trạng viêm phổi hoặc các vấn đề khác liên quan đến người hô hấp cũng như đường tiêu hóa.

Rò thực quản và khí quản: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 1
Rò thực quản và khí quản là tình trạng giữa thực quản và khí quản xuất hiện vị trí nối với nhau bất thường

Rò thực quản và khí quản được chia làm ba loại chính, gồm:

  • Loại 1: Loại này chiếm từ 85 - 90% rò thực quản và khí quản, phần trên của thực quản kết thúc bằng túi cụt và phần dưới gắn vào khí quản.
  • Loại 2: Phần trên của thực quản nối trực tiếp với khí quản, phần dưới kết thúc bằng một túi nhỏ.
  • Loại 3: Lỗ rò hình chữ H, thực quản và khí quản đã hoàn thành, nối với nhau bằng một ống nhỏ. Đây là loại rò thực quản và khí quản hiếm gặp bởi người bệnh ăn uống và thở bình thường. Đối với trẻ mắc loại này khó qua khỏi.

Nguyên nhân dẫn đến rò thực quản và khí quản

Một số nguyên nhân thường dẫn đến rò thực quản và khí quản như:

  • Dị tật bẩm sinh: Trong quá trình mang thai, các cơ quan trong cơ thể thai nhi hình thành và phát triển trong đó có thực quản và khí quản. Ban đầu, thực quản và khí quản là 2 ống tách rời nhau, sau đó khoảng 4 - 8 tuần tuổi, vách ngăn xuất hiện giữa thực quản và khí quản. Khi vách ngăn này hình thành không đúng cách thì sẽ gây ra tình trạng rò thực quản và khí quản.
  • Tai biến: Xuất hiện khi thực hiện các kỹ thuật y khoa như đặt nội khí quản hay mở khí quản.
  • Các chấn thương: Vết thương xuyên do vật nhọn đâm, chọc hoặc vết thương chột do hỏa khí mà có thể bị bỏ qua trong thời gian đầu.

Một số triệu chứng của rò thực quản và khí quản

Khi bị rò thực quản và khí quản, người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc những triệu chứng như sau:

  • Khó thở;
  • Chướng bụng, nôn trớ;
  • Trẻ em thường bị tím tái khi bú;
  • Sặc vào đường thở khi ăn hoặc uống nước;
  • Xuất hiện bọt, bong bóng màu trắng trong miệng người bệnh;
  • Thường mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần;
  • Đối với người sau phẫu thuật hoặc sau tai nạn thường xuất hiện tình trạng ho, sặc sau khi ăn.
ro-thuc-quan-va-khi-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri 2.jpg
Một trong những triệu chứng của rò thực quản và khí quản là người bệnh thường bị viêm phổ

Phương pháp chẩn đoán, điều trị rò thực quản và khí quản

Có thể chẩn đoán rò thực quản và khí quản bằng cách chụp X-quang hoặc nội soi. Phương pháp X-quang giúp xác định lỗ rò, vị trí và kích thước kết hợp cùng tia X khi bệnh nhân nuốt có thể xác định tình trạng lỗ rò. Phương pháp nội soi sẽ kém hiệu quả hơn chụp X-quang bởi nội soi sẽ khó phát hiện những trường hợp lỗ rò nhỏ.

Chẩn đoán bệnh sẽ giúp người bệnh có những phương pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Thực hiện điều trị nội khoa

Việc điều trị nội khoa được thực hiện bằng cách nâng cao đầu bệnh nhân để tránh tình trạng trào ngược hoặc hít phải khí từ dạ dày vào đường hô hấp. Sử dụng thông ống hút liên tục các chất nhầy và nước bọt trong miệng tránh trường hợp người bệnh nuốt dịch nhầy vào đường hô hấp.

Trong một số trường hợp, đặt ống thông dạ dày để bệnh nhân ăn uống thông qua ống, ngăn ngừa tai biến sặc sang đường hô hấp trong khi bệnh nhân ăn. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn uống để hạn chế tình trạng sặc vào đường thở. Ngoài ra, phương pháp điều trị nội khoa còn giúp điều trị những biến chứng viêm đường hô hấp.

ro-thuc-quan-va-khi-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri 3.png
Đặt ống thông dạ dày để bệnh nhân ăn uống thông qua ống, ngăn ngừa tai biến sặc sang đường hô hấp

Thực hiện điều trị ngoại khoa

Trước khi thực hiện điều trị ngoại khoa, cần thực hiện chăm sóc nội khoa để tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định, nhất là đối với trẻ bị rò thực quản và khí quản bẩm sinh vì có thể trẻ không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật. Đến khi sức khỏe người bệnh ổn định thì tiến hành phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng lỗ rò và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ có biện pháp phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật nhằm mục đích bít lỗ rò, tách thực quản và khí quản ra.

Rò thực quản và khí quản là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến đột tử nếu lượng thức ăn hoặc nước uống qua lỗ rò vào đường hô hấp, gây suy hô hấp hoặc dẫn đến biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài. Cần lưu ý đối với trẻ em bởi dấu hiệu rò thực quản và khí quản ở trẻ thường không rõ ràng, bố mẹ không nhận ra sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về rò thực quản và khí quản cũng như biết được những triệu chứng xảy ra để có những phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm