Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nên làm gì khi bị sặc nước bọt thường xuyên?

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sặc nước bọt tưởng chừng như một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên khi tình trạng này diễn ra khá thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bất thường đang xảy ra. Vậy xử lý vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Theo các bác sĩ, khi bị sặc nước bọt thường xuyên, bạn không nên lơ là, chủ quan mà cần tìm hiểu đúng nguyên nhân, từ đó có cách điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này, đồng thời hướng dẫn phương pháp khắc phục hiệu quả với từng đối tượng.

Sặc nước bọt là tình trạng gì?

Nước bọt trong cơ thể người là chất dịch trong, tiết ra bởi tuyến nước bọt, có tác dụng hỗ trợ trong việc tiêu hóa thức ăn, vệ sinh răng miệng bằng cách rửa trôi vi khuẩn và đồ ăn. Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nuốt nước bọt một cách vô thức. 

Tuy nhiên, khi nước bọt không trôi đi một cách dễ dàng như bình thường sẽ làm cho bạn bị sặc. Vậy tại sao lại có xảy ra tình trạng này? Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, tùy từng người ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng không loại trừ trường hợp các cơ điều khiển vận động nuốt bị yếu hay ngừng hoạt động do vấn đề bệnh lý.

Ngoài việc bị sặc nước bọt, các triệu chứng kèm theo có thể như: Nuốt nước bọt đau họng, thở hổn hển, không thở hay nói chuyện được, đang ngủ thì giật mình thức giấc vì ho hay nôn ói,… Khi xuất hiện các triệu chứng trên, đồng thời tình trạng sặc nước bọt diễn ra thường xuyên, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám càng sớm càng tốt.

sac-nuoc-bot-1.jpg
Không ít người gặp tình trạng sặc nước bọt thường xuyên

Nguyên nhân và cách khắc phục sặc nước bọt

Việc khắc phục, điều trị tình trạng sặc nước bọt thường xuyên cần phải xuất phát từ việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các thông tin cụ thể về bệnh với từng đối tượng khác nhau.

Sặc nước bọt ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ sặc nước bọt không phải quá hiếm gặp, tuy nhiên thường lại không phải là vấn đề bệnh lý gì quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này để biết cách phòng ngừa cũng là điều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Một số nguyên nhân thông thường được các bác sĩ chỉ ra như sau:

  • Do đường thở chưa phát triển đầy đủ: Khi trẻ gặp tình trạng này khi ngủ thì nguyên nhân có thể do đường thở chưa phát triển hoàn toàn nhất là ở những trẻ sinh non thường dễ bị rối loạn đường hô hấp và nhiễm trùng.
  • Trào ngược axit: Tình trạng này xảy ra khi axit trong dạ dày trẻ trào ngược dạ dày, gây ảnh hưởng lên thực quản và miệng. Khi đó, thức ăn trong dạ dày chảy vào miệng, nước bọt sẽ tiết nhiều hơn để rửa sạch axit, khiến trẻ bị sặc nước bọt.
  • Cổ họng bị tổn thương: Một nguyên nhân khác có thể xảy ra đó là ở cổ họng bé có tổn thương. Khi đó, thực quản sẽ bị thu hẹp, việc nuốt nước bọt gặp khó khăn.
  • Trẻ cười đùa quá mức: Khi trẻ cười hoặc nói quá nhiều, việc sản xuất nước bọt trong cơ thể sẽ tăng lên. Trường hợp bé cười liên tục và không ngừng nuốt, nước bọt có thể đi xuống khí quản vào hệ hô hấp, gây nên tình trạng sặc nước bọt.
  • Dị ứng hoặc gặp vấn đề về hô hấp: Trong trường hợp này, nước bọt sẽ không dễ dàng đi qua cổ họng. Khi trẻ ngủ, nước bọt có thể đọng lại trong miệng và khiến trẻ bị sặc.
sac-nuoc-bot-2.jpg
Sặc nước bọt ở trẻ em khá thường gặp

Với những nguyên nhân có thể xảy đến như trên, khi trẻ bị sặc nước bọt quá thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, một số giải pháp đơn giản sau đây có thể giúp trẻ hạn chế các nguy cơ:

  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh cho trẻ ngậm kẹo trước khi ngủ để không làm tăng tiết nước bọt.
  • Khi ngủ nên để bé nằm ở tư thế ngửa đầu, kê gối cao hơn để tránh nguy cơ bị trào ngược axit.
  • Trong khi ăn, bạn nên khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ, nuốt xong rồi mới nói.

Sặc nước bọt ở người già

Cũng như trẻ nhỏ, người già bị sặc nước bọt cũng không phải quá hiếm gặp. Bởi theo sự lão hóa của cơ thể, cơ chế vận hành của tuyến nước bọt cũng gặp các vấn đề không suôn sẻ như người trẻ. 

Nguyên nhân cơ học bình thường có thể do không tập trung ăn, vừa ăn vừa xem hoặc vừa ăn vừa nói chuyện thì rất dễ bị sặc. Nguyên nhân bệnh lý thì có thể do rối loạn nuốt ở hầu họng, khiến tình trạng sặc diễn ra thường xuyên. Đối với nguyên nhân này, người già cần được thăm khám để xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Cách xử lý khi người già bị sặc nước bọt thường xuyên như thế nào? Một số lưu ý được đưa ra như sau:

  • Không được nằm khi ăn uống mà nên ngồi ăn.
  • Khi uống nước, người già được khuyến khích chỉ uống hớp nước nhỏ hoặc dùng ống hút.
  • Trước khi ăn, người già nên nuốt hoặc nhổ nước bọt ra khoảng 2 - 3 lần.
  • Trong khi ăn cần tránh những ảnh hưởng gây mất tập trung như xem vô tuyến, nghe radio,...
  • Cần ưu tiên vấn đề chăm sóc răng miệng đúng cách cho người già để ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp, gây nên tình trạng sặc nước bọt.
sac-nuoc-bot-3.jpg
Người già bị sặc nước bọt thường xuyên có thể do rối loạn nuốt ở hầu họng

Sặc nước bọt ở người trưởng thành

So với trẻ nhỏ và người già, tình trạng sặc nước bọt ở người trưởng thành diễn ra thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý hơn. Một số nguyên nhân chủ yếu được các bác sĩ chỉ ra như sau:

  • Chứng khó nuốt: Đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một số căn bệnh như tổn thương các dây thần kinh sọ não gây cản trở việc truyền tín hiệu nuốt đến cổ họng, hình thành mô sẹo, khối u hoặc nhiễm trùng ở phía sau cổ họng,…
  • Các vấn đề về phổi: Đây có thể là nguyên nhân khiến người trưởng thành thường xuyên bị sặc nước bọt. Khi gặp các vấn đề về phổi như viêm phổi, viêm phế quản, khí phế thũng,… nước bọt có thể tích tụ trong đường hô hấp, gây nên tình trạng sặc.
  • Trào ngược axit dạ dày: Khi axit dạ dày dư thừa chảy vào cổ họng sẽ kích thích tiết nhiều nước bọt hơn, gây nên tình trạng sặc.
  • Mang răng giả: Ở những người mang răng giả không vừa vặn, quá trình sản xuất nước bọt sẽ được tái sản xuất thường xuyên. Khi đó, lượng nước bọt này sẽ làm bạn tăng nguy cơ bị sặc hơn.
  • Uống quá nhiều rượu: Khi uống nhiều rượu sẽ khiến phản ứng của cơ chậm lại, làm cho nước bọt do cơ lưỡi đẩy xuống cổ họng tích tụ lại, khiến bạn dễ bị sặc.
  • Nói nhanh: Những người có thói quen nói nhanh cũng bị tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện và rất dễ bị sặc.

Vậy cách khắc phục tình trạng này ở người trưởng thành này như thế nào? Trong trường hợp do bệnh lý, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Còn trường hợp do nguyên nhân cơ học bình thường bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ như: Tránh ngủ ngay sau khi ăn hay vừa ăn vừa nói chuyện, khi ngủ nghiêng đầu cao hơn, hạn chế uống rượu và sử dụng loại thuốc khác mà tác dụng phụ không gây tiết quá nhiều nước bọt khi được bác sĩ cho phép.

sac-nuoc-bot-4.jpg
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất

Với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ về sức khỏe có thể gặp phải khi bị sặc nước bọt thường xuyên. Dù là triệu chứng nhỏ song bạn cũng không nên bỏ qua mà cần thận trọng, để ý kỹ và thăm khám bác sĩ trong trường hợp cần thiết nhằm kịp thời chữa trị nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm