Nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp cho bé? Cách khử trùng bình sữa cho bé mẹ cần biết
Ngày 21/08/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Băn khoăn về việc nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn. Cả hai loại bình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và sự lựa chọn đúng đắn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bé cũng như sở thích của mẹ.
Trong giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh, việc mua sắm các vật dụng cần thiết cho bé là rất quan trọng. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều mẹ bỉm quan tâm là nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp cho con?
Bình sữa cổ rộng là gì?
Bình sữa cổ rộng là loại bình có phần cổ thiết kế rộng, với đường kính thường từ 5 - 6cm. Thiết kế này mang lại nhiều lợi ích so với bình sữa cổ hẹp truyền thống.
Ưu điểm
Bình sữa cổ rộng sẽ có những ưu điểm như:
Dễ dàng pha sữa và vệ sinh: Với miệng bình rộng, việc đổ sữa bột vào bình trở nên thuận tiện hơn mà không lo bị vương vãi. Đồng thời, việc vệ sinh bình cũng dễ dàng hơn nhờ có thể đưa cọ vào mọi ngóc ngách của bình.
Giúp bé bú tự nhiên hơn: Bình sữa cổ rộng có núm ti thường được thiết kế theo mô phỏng bầu ngực của mẹ, giúp bé bú một cách thoải mái và dễ dàng hơn.
Giảm nguy cơ sặc sữa: Thiết kế cổ rộng giúp giảm nguy cơ bé bị sặc sữa khi bú bình.
Hỗ trợ trẻ lười bú, bú yếu: Một số bình sữa cổ rộng có thân silicone mềm, có thể bóp để hỗ trợ bé bú yếu hoặc mới tập bú.
Nhược điểm
Bình sữa cổ rộng thường có kích thước lớn hơn so với bình sữa cổ hẹp. Do đó, các bé có thể gặp khó khăn trong việc tự cầm bình để tập bú nếu bình không có tay cầm.
Bình sữa cổ hẹp là gì?
Bình sữa cổ hẹp là loại bình sữa truyền thống. Loại này có phần cổ thiết kế khoảng 3 - 4cm với thân bình thon dài. Một số bình có thiết kế thắt lại ở phần giữa thân để hỗ trợ bé dễ dàng tự cầm bình.
Ưu điểm
Bình sữa cổ hẹp thường có kích thước và hình dáng nhỏ gọn, dễ cầm nắm, phù hợp với tay bé. Điều này giúp bé tự cầm bình và bú một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ rơi vãi sữa. Đồng thời, mẹ có thể có thêm thời gian để làm việc khác.
Nhược điểm
Miệng bình nhỏ khiến việc đổ sữa bột vào bình trở nên khó khăn, dễ gây vương vãi. Để tránh lãng phí sữa và đảm bảo vệ sinh, ba mẹ cần phải cẩn thận khi pha sữa. Việc vệ sinh cũng gặp nhiều trở ngại hơn, thường cần đến dụng cụ cọ rửa bình chuyên dụng và vẫn khó làm sạch toàn bộ các ngóc ngách của bình, điều này khiến nhiều mẹ e ngại khi sử dụng.
Nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp?
Nhiều mẹ băn khoăn rằng nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp? Việc lựa chọn giữa bình sữa cổ rộng và cổ hẹp thường phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và độ tuổi của bé.
Đối với trẻ sơ sinh, cả hai loại bình đều có thể sử dụng vì lúc này bé chưa thể tự cầm bình và mẹ vẫn phải hỗ trợ. Bình sữa cổ rộng có thể là lựa chọn tốt hơn vì dễ dàng pha sữa và vệ sinh hơn, giúp mẹ thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bé.
Khi bé từ 6 - 9 tháng tuổi trở lên, bé đã bắt đầu cầm nắm dù tay còn yếu. Lúc này, mẹ có thể chọn bình sữa cổ hẹp hoặc bình sữa cổ rộng có tay cầm để giúp bé dễ dàng tự cầm và ti.
Đối với những bé có thói quen bú không hợp tác hoặc thích mút mạnh, bình sữa cổ rộng thường sẽ là lựa chọn hợp lý hơn. Loại bình này có thể giúp bé dễ dàng bú hơn và hạn chế tình trạng lười bú bình. Mẹ nên chọn bình có tay cầm cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi để bé tập cầm nắm và tự chủ động bú bình.
Tóm lại, việc chọn bình sữa nên dựa vào nhu cầu và phản ứng của bé. Mẹ có thể thử cả hai loại bình và quan sát cách bé bú, từ đó sẽ xác định loại bình phù hợp nhất cho bé.
Cách khử trùng bình sữa cho bé đúng cách
Sau khi giải đáp về nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp, chúng ta cùng tìm hiểu cách khử trùng bình sữa cho con. Để khử trùng bình sữa cho bé đúng cách, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
Sử dụng nước sôi: Đây là một phương pháp phổ biến và dễ thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc dùng nước sôi để tiệt khuẩn bình nhựa và núm ti có thể dẫn đến tình trạng chảy nhựa, làm giảm độ bền của bình và có nguy cơ tạo ra các chất độc hại không tốt cho sức khỏe của bé.
Dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng: Sử dụng nước rửa bình sữa được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có khả năng loại bỏ vết bẩn và vi khuẩn hiệu quả. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe của bé và đảm bảo bình sữa sạch sẽ.
Sử dụng nồi hấp: Sau khi cho bé bú, bạn có thể cho bình sữa vào nồi hấp để tiệt trùng. Phương pháp này mang lại hiệu quả làm sạch cao. Tuy nhiên, cần phải đầu tư thêm chi phí cho nồi hấp.
Cả bình sữa cổ rộng và cổ hẹp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bình sữa cổ rộng sẽ tiện lợi trong việc vệ sinh và pha sữa, trong khi bình sữa cổ hẹp có lợi cho việc rèn luyện kỹ năng bú của bé nhưng lại khó vệ sinh hơn. Vì vậy, việc nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp sẽ dựa vào nhu cầu thực tế và khả năng của bé.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.