Nên uống cacao trước hay sau khi ăn? Bụng đói uống ca cao được không?
Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nên uống cacao trước hay sau khi ăn là câu hỏi của nhiều người, nhất là người có thói quen thưởng thức cacao thường xuyên. Để biết thời điểm nên uống cacao, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Cacao là thực phẩm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu dùng đúng cách. Tìm hiểu nên uống cacao trước hay sau khi ăn và xây dựng thói quen uống cacao lành mạnh, liều lượng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu tác dụng phụ và hỗ trợ phát huy công dụng của thực phẩm này.
Uống nhiều cacao có ưu và nhược điểm gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc nên uống cacao trước hay sau khi ăn, bạn cũng cần nắm rõ những ưu, nhược điểm cụ thể khi uống nhiều cacao để từ đó cân đối hơn lượng cacao dùng mỗi ngày. Theo các chỉ số nghiên cứu và khuyến cáo từ bác sĩ dinh dưỡng, việc uống cacao có thể đem lại những ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm khi uống cacao
Kiểm soát lượng cacao mỗi ngày 1 - 2 cốc và không uống quá 40g bột cacao sẽ có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Đây cũng là liều lượng cacao được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng bởi có thể tăng cường tỉnh táo, hỗ trợ tinh thần phấn chấn, làm việc hiệu quả hơn.
Không chỉ vậy, 1 cốc cacao mỗi ngày còn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh huyết áp nên có thể nói, cacao rất tốt nếu dùng đúng cách. Một số nghiên cứu còn chứng minh cacao có thể giúp giảm căng thẳng, hạn chế stress, thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, ngủ ngon,...
Nên uống cacao trước hay sau khi ăn? Một cốc cacao sau khi ăn giúp bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, tăng hiệu suất làm việc và thúc đẩy trí não tỉnh táo, vượt trội hơn về khả năng sáng tạo,...
Nhược điểm khi uống cacao
Nhược điểm đầu tiên phải kể đến khi uống cacao là gây dị ứng. Tuy tỷ lệ người bị dị ứng thành phần trong cacao không nhiều nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu bạn bị dị ứng với caffeine hoặc cà phê nên cân nhắc trước khi uống cacao bởi trong thành phần của cacao cũng có chứa một lượng caffeine nhất định.
Khi uống quá nhiều cacao, vượt ngưỡng 600ml cacao mỗi ngày còn gây nhiều tác hại lâu dài đối với sức khỏe như nguy cơ rối loạn thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi, stress, béo phì, tăng cân, rối loạn nhịp tim,... Người có bệnh lý cao huyết áp khi uống nhiều cacao có đường cũng khiến sức khỏe gặp vấn đề, không tốt cho quá trình điều trị, kiểm soát bệnh lý.
Nhìn chung, uống cacao có lợi hay có hại hầu hết dựa vào cách uống của mỗi người. Bạn cần tìm hiểu nên uống cacao trước hay sau khi ăn, uống bao nhiêu cacao mỗi ngày và uống như thế nào để tránh làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần.
Nên uống cacao trước hay sau khi ăn?
Khi nhắc đến thời điểm thích hợp để uống cacao, nhiều người không khỏi thắc mắc nên uống cacao trước hay sau khi ăn là tốt nhất. Theo phân tích, hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong cacao khá nhiều nên sẽ tốt nhất khi bạn kết hợp với bữa sáng. Uống cacao buổi sáng còn giúp tinh thần tỉnh táo hơn, chuẩn bị sẵn sàng năng lượng cho ngày mới hiệu quả, năng suất.
Nên uống cacao trước hay sau khi ăn là tốt? Theo lời khuyên từ phía chuyên gia, bạn nên uống cacao sau khi ăn sáng khoảng 45 - 60 phút là tốt nhất để cơ thể có thêm năng lượng mà không gây ra các phản ứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy bụng khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,...
Ngoài buổi sáng, bạn cũng có thể uống cacao vào bữa phụ buổi chiều, trong khoảng 15 - 16 giờ vì đây là lúc cơ thể cần bổ sung nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc, học tập. Hơn thế nữa, tinh thần lúc này dễ mệt mỏi, kém tỉnh táo,... nên uống 1 cốc cacao sẽ thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn, hạn chế cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi,...
Tuy nhiên nên cân nhắc không uống cacao trước khi đi ngủ tối thiểu 7 tiếng vì có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc khi đang ngủ. Ví dụ thường ngày bạn đi ngủ lúc 23 giờ thì không nên uống cacao sau 16 giờ.
Bụng đói có nên uống cacao không?
Bên cạnh câu hỏi nên uống cacao trước hay sau khi ăn, nhiều người cũng phân vân không biết rằng khi bụng đói có nên sử dụng thức uống cacao hay không. Điều này còn tùy vào từng trường hợp nhất định.
Với đối tượng người không bị đau dạ dày, không có tiền sử các bệnh về dạ dày, tiêu hóa hoặc đang trong giai đoạn ăn kiêng, giảm cân thì việc uống cacao khi đang đói sẽ tạo cảm giác no giả, khiến bạn nạp ít thức ăn hơn ở bữa ăn kế tiếp. Điều này có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và ăn nhiều ở bữa chính, tuy nhiên không nên uống quá 100ml cacao trước khi ăn.
Các trường hợp có bệnh đau dạ dày hoặc tiêu hóa, bác sĩ khuyến cáo không nên uống cacao khi đói vì có thể kích thích dạ dày co bóp mạnh hơn, cơn đau dạ dày tái phát và dẫn đến chán ăn, đau bụng, mệt mỏi,...
Lưu ý khi sử dụng thức uống cacao
Tuân thủ những lưu ý khi uống cacao dưới đây sẽ giúp bạn giảm tác dụng phụ của cacao và bảo vệ sức khỏe.
Chọn mua bột cacao xuất xứ rõ ràng: Các loại bột cacao chất lượng kém, sản xuất không đảm bảo có thể gây nhiều tác hại đến cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi,... Bạn nên chọn mua bột cacao nguyên chất từ các cơ sở sản xuất uy tín, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, giấy kiểm định chất lượng,...
Không uống quá nhiều cacao: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên uống quá 2 cốc cacao mỗi ngày, tương đương khoảng 500ml cacao vì có thể gây mất ngủ, kích thích thần kinh mệt mỏi, mất động lực,...
Sữa và đường khi uống cacao: Hầu hết các công thức pha cacao đều có sử dụng đường và sữa để tăng thêm hương vị cho thức uống. Tuy nhiên bạn cần kiểm soát tốt 2 thành phần này vì nếu dùng quá nhiều dẫn đến nguy cơ béo phì, tăng cân, đường huyết cao,...
Tóm lại, trả lời cho thắc mắc nên uống cacao trước hay sau khi ăn, các chuyên gia cho rằng uống cacao 1 tiếng sau bữa ăn sáng là thời điểm thích hợp, giúp phát huy tối đa công dụng mà cacao đem lại. Ngoài ra, nếu bạn không có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa có thể uống cacao vào bữa phụ buổi chiều để bổ sung thêm năng lượng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.