Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ

Tình trạng ngộ độc sắt thường xảy ra khi một người uống một lượng lớn vitamin và thuốc có chứa sắt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Vậy ngộ độc sắt thường được biểu hiện thông qua triệu chứng gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là ngộ độc sắt?

Ngộ độc sắt chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do sử dụng thuốc quá liều ở những trẻ em dưới 6 tuổi tại Mỹ. Mặc dù tỷ lệ tử vong này đang có xu hướng giảm nhưng nó vẫn gây nên nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ em nếu gặp phải.

Việc tiêu thụ một lượng sắt vừa đủ đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng của cơ bắp, não bộ và hồng cầu. Tuy nhiên, sử dụng sắt với liều lượng dư thừa, sẽ khiến cho niêm mạc đường tiêu hóa bị kích ứng. Từ đó sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị1 Ngộ độc sắt là gì? 

Lượng sắt khi được hấp thụ dư thừa vào cơ thể sẽ gây ra các mức độ ngộ độc tùy theo độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn như một đứa trẻ 8 tuổi có thể không gặp phải triệu chứng gì nhưng một đứa trẻ 3 tuổi có thể sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc sắt

Ở Mỹ, việc bổ sung chế độ sắt khi cao hơn 35 miligam/ mỗi kg của trọng lượng cơ thể đã dẫn đến cái chết của 43 trẻ em Mỹ từ năm 1983 đến năm 2000. Đối với những người trong độ tuổi trưởng thành, những triệu chứng ngộ độc sắt có thể bắt đầu khi 1 người sử dụng ít nhất là 20mg/kg sắt nguyên tố trong cùng một lúc. Tình trạng ngộ độc sắt thường xảy ra rất nghiêm trọng nếu như mức tiêu thụ của sắt rơi vào khoảng 60mg/kg và cao hơn. 

Sắt nguyên tố chính là lượng sắt thực sự có trong một chất cần bổ sung. Một chất bổ sung sẽ thường chứa những thành phần khác. Chính vì vậy, bạn cần phải đọc nhãn để xác định được có bao nhiêu sắt nguyên tố ở trong từng viên thuốc.

Đa số các trường hợp bị ngộ độc sắt thường xảy ra khi một người bổ sung quá nhiều vitamin và sắt. Phụ nữ đang mang thai cũng thường sử dụng thuốc để bổ sung. Nếu như trẻ tiếp xúc với các loại này sẽ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Nếu như người lớn muốn bổ sung sắt thì hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Nếu như có trẻ nhỏ ở trong nhà, bạn hãy để lọ chứa sắt tránh xa khỏi tầm tay của trẻ nhỏ.

Triệu chứng khi ngộ độc sắt

Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị ngộ độc sắt đó là xuất hiện tình trạng đau bụng và buồn nôn. Tình trạng nôn ra máu cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, ngộ độc sắt cũng có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và tiêu chảy. Trong trường hợp uống quá nhiều sắt, phân sẽ có máu và chuyển sang màu đen. Các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 6 giờ. Sau đó, những triệu chứng có thể được cải thiện trong một ngày, thậm chí lâu hơn.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, tình trạng ngộ độc sắt sẽ có thể phát triển trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi sử dụng sắt quá liều. Các triệu chứng điển hình ở người bị ngộ độc sắt đó là huyết áp thấp, mạch nhanh hoặc yếu, đau đầu, chóng mặt, sốt cao, khó thở, da có màu hơi xanh hoặc xám, co giật, vàng da…

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị2 Khó thở, tức ngực là triệu chứng xảy ra khi ngộ độc sắt

Điều trị ngộ độc sắt

Nếu như trẻ bị ngộ độc sắt hoặc dùng phải bất cứ loại chất hay thuốc nào quá liều, bạn cần phải gọi ngay đến 911 bởi đây có thể là một trường hợp khiến cho tính mạng bị đe dọa.

Khi gọi đến 911, bạn cần phải có được các thông tin của trẻ như cân nặng, độ tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe và triệu chứng xảy ra. Việc điều trị ngộ độc sắt thường có sự liên quan tới thủ thuật là rửa ruột toàn bộ. Bằng việc đưa một ống thông qua mũi và dạ dày, lượng sắt dư thừa sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể.

Với trường hợp rất nghiêm trọng, sử dụng chelation là điều khá cần thiết. Đây chính là thủ thuật mà hóa chất sẽ liên kết với sắt và những kim loại khác ở trong cơ thể được cung cấp qua đường truyền tĩnh mạch. Lượng sắt sau đấy sẽ được đưa ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. 

Những phương pháp điều trị ngộ độc khác có thể kể đến như bù nước. Việc bù nước cần được thực hiện khi cơ thể bị mất nước quá nhiều do nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bệnh nhân khó thở, có thể cần đến máy thông khí hoặc ống thở để hệ hô hấp được trở lại bình thường.

Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị3 Trẻ bị ngộ độc sắt cần phải được thông đường thở

Nếu như trẻ được chẩn đoán ngộ độc sắt thì điều đầu tiên mà bác sĩ cần làm đó là giúp cho trẻ được thở bình thường. Tiếp theo, trẻ nhỏ sẽ được làm sạch phần ruột bằng cách sử dụng một loại chất lỏng đặc biệt. Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ cần phải điều trị thải sắt IV (tức là tiêm tĩnh mạch). Người bệnh bị ngộ độc sẽ được nhận một loạt IV có chứa deferoxamine mesylate (Desferal). Đây là một loại hóa chất thường liên kết với sắt ở trong máu và được bài tiết thông qua đường tiểu. Nước tiểu có thể bị thay đổi màu sang màu đỏ cam. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp. Thông thường, trẻ sẽ không mất quá 24 giờ để trị liệu. 

Bệnh nhân có thể được xem xét để bơm dạ dày hoặc rửa dạ dày. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hữu ích nếu như được thực hiện trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc sắt. Việc đặt ống có thể gây ra nhiều biến chứng và sẽ có các viên thuốc có thể không vừa với cổng của ống rửa nếu như chúng không bị tan rã. 

Ngộ độc sắt gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của chúng ta do đó, để tránh gặp phải trường hợp không may có thể xảy ra, bạn nên có hướng phòng ngừa và khắc phục kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ngộ độcSắt