Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôi thai là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định phương pháp sinh phù hợp cho các mẹ bầu. Vậy có những loại ngôi thai nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược? Làm thế nào để phòng ngừa ngôi thai ngược? Đáp án cho những câu hỏi thường gặp về ngôi thai sẽ có trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Việc xác định ngôi thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi lựa chọn phương pháp phù hợp giúp các mẹ bầu vượt cạn thành công. Thường diễn ra ở giai đoạn cuối thai kỳ vào những ngày sắp sinh. Để hiểu thêm về ngôi thai và những loại thường gặp của ngôi thai bạn có thể tham khảo quan bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ngôi thai được biết đến là phần trình diện thấp nhất của thai thi trước khi di chuyển vào vùng khung chậu. Dựa vào quá trình chuyển động của thai nhi mà vị trí chính xác của ngôi thai sẽ khác nhau.
Thông thường đối với ngôi của thai nhi dưới 20 tuần tuổi thường xoay xở nằm gọn trong buồng tử cung được gọi là ngôi di động. Ngược lại đối với thai nhi càng lớn thì càng xoay xở ít hơn, ngôi thai tốt nhất hơn nhiều và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ ở mẹ bầu. Dựa vào dạng ngôi thai mà người ta chia làm các loại phổ biến nhất, như sau:
Phần lớn tư thế của thai nhi trong buồng tử cung phụ thuộc vào ba yếu tố chính như: Hình thể tử cung, hình thể thai nhi, các vận động của thai nhi và tử cung. Riêng đối với trường hợp một trong ba yếu tố trên thay đổi, thai nhi có thể nằm ở tư thế bất thường như ngôi ngược hoặc thai nhi nằm ngang ngửa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tư thế bất thường của thai nhi trong tử cung:
Trẻ sinh non thường có cơ thể nhỏ hơn và không đủ không gian để di chuyển trong tử cung, dẫn đến tư thế bất thường. Những nguyên nhân thông thường gây ra tình trạng này có thể bao gồm:
Bao gồm những vấn đề cơ bản như: U xơ tử cung, dị tật tử cung, tử cung nhỏ có thể làm cản trở quá trình xoay của thai nhi trong tử cung, gây ra tư thế bất thường. Ngoài ra, tử cung bị căng thẳng do các yếu tố như căng cơ tử cung, căng cơ tử cung không đều hoặc tử cung quá căng do quá trình co bóp không đều. Tình trạng căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến tư thế của thai nhi trong tử cung.
Trường hợp mang đa thai cũng có thể làm thay đổi tư thế của mỗi thai nhi trong tử cung. Đối với thai nhi đa thai thường có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai nhi đơn thai. Ngoài ra, thai nhi đa thai thường đòi hỏi theo dõi chặt chẽ hơn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Khi có vấn đề về sự phát triển của các thai nhi trong tử cung, chẳng hạn như một thai nhi lớn hơn hoặc có vị trí không đúng, tư thế bất thường có thể xảy ra. Dẫn đến tình trạng ngôi thai thường gặp trước vài ngày so với thời gian dự kiến đi sinh.
Ngôi ngược và ngôi ngang đều là những tư thế thai nhi không thuận lợi cho quá trình sinh thường. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến sự sống của thai cho đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Khi đó để xử lý tình trạng ngôi thai không thuận lợi, chỉ định sinh mổ sẽ được cân nhắc.
Để đảm bảo một tư thế đúng và phòng ngừa ngôi thai ngược là một quá trình dài và không có biện pháp cụ thể tránh được các tình huống đau vùng lưng dưới. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý mà chị em có thể tham khảo để tăng cơ hội có một thai kỳ an toàn và thuận lợi nhất:
Để an tâm hơn trong suốt quá trình chuẩn bị đón em bé chào đời, các mẹ thường đặt ra nhiều thắc mắc cần giải đáp liên quan đến ngôi thai, cụ thể như sau:
Được biết khi xuất hiện ngôi thai bất thường là việc hết sức đáng cho ngại cần đưa đến bác sĩ để thăm khám. Vì chỉ có một số ngôi thai xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường mới có thể điều chỉnh trước khi tiến hành sinh còn lại sẽ bắt buộc can thiệp biện pháp sinh mổ để bắt bé.
Bắt đầu từ tuần thứ 30 trở đi thai nhi trong bụng mẹ sẽ dần điều chỉnh quay đầu hướng xuống âm đạo để chuẩn bị ra đời. Ngoài ra, thời điểm mà ngôi thai thực hiện xoay đầu sẽ khác nhau ở mỗi bé. Và sẽ ổn định nhất kể từ tuần thứ 35 trở đi ở giai đoạn thai kỳ.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà thai nhi trong bụng sẽ ra đời đúng thời gian dự kiến hay không. Vì ngoài theo dõi ngôi thai cần phải kèm theo các triệu chứng như: Đau vùng lưng dưới, xuất hiện phù nề, thường xuyên ra dịch màu hồng để xác định chính xác tình trạng của thai nhi.
Muốn thai nhi quay đầu đúng vị trí các mẹ bỉm cần xây dựng các thói quen như sau:
Nhìn chung ngôi thai là bệnh lý rất dễ gặp đối với phụ nữ ở giai đoạn sắp chuyển dạ sinh cần phải đến bác sĩ thăm khám thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.