Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôi thai ngang là tình trạng khá nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé. Trường hợp mẹ bầu nhiễm ngôi thai ngang gặp khó khăn nhiều trong việc sinh nở, một số chỉ định có thể bắt buộc thai phụ phải sinh mổ để bắt em bé ra ngoài. Vậy nguyên nhân do đâu và mẹ bầu cần làm gì?
Ngôi thai ngang là một trường hợp thường gặp ở các mẹ bầu gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Để hiểu thêm về ngôi thai ngang là gì? Cách điều trị bệnh và phòng chống bệnh bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi ngay nhé!
Ngôi thai ngang một trong số trường hợp nằm ở phần thân như lưng, bụng,... của thai nhi xuất hiện trước eo. Và thường không hiếm gặp đây chính là loại ngôi thai khá đặc biệt và gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản, chỉ chiếm hơn khoảng 1% trong số các kiểu ngôi thai. Trong trường hợp thai nhi nếu đủ tháng sinh mổ thì có thể tiến hành mổ bắt thai nhi chủ động lấy thai.
Những vấn đề sức khỏe mà người mẹ có thể gặp phải như: Dị dạng tử cung, rau tiền đạo, u xơ tử cung và u nang buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, việc mang đa thai cũng có thể dẫn đến tình trạng ngôi thai nằm ngang, đa ối, ối ít hoặc thai chết lưu.
Trường hợp dây rốn quá ngắn khiến cho thai nhi không thể xoay hoặc chỉ xoay nửa chừng và không xoay được nữa. Ngược lại, nếu dây rốn quá dài và quấn quanh cổ thai nhi cũng có thể ngăn cản sự xoay đầu của thai nhi. Việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của người mẹ trong suốt quá trình mang bầu là rất quan trọng để phát hiện và giải quyết những vấn đề này kịp thời.
Phần lớn các mẹ bầu thường mất nhiều thời gian dự đoán ngôi thai và luôn trong trạng thái lo lắng sức khỏe. Tuy nhiên, những vướng mắc này rất phổ biến ở các mẹ bầu vì phổ biến thường gặp ở các mẹ là có khả năng vì ngôi thai ngang có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
Đối với ngôi thai nằm ngang có thể làm cho tử cung không được co giãn giống như bình thường ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và làm cho người mẹ gặp khó khăn hơn. Một phần là do áp lực từ phía tử cung không đều nếu phát sinh màng thai rách sớm không xử lý kịp sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản.
Tất nhiên thai nhi có thể gặp khó thở và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cực kỳ cao trước khi chui ra ngoài. Vì vậy, ngôi thai ngang thường luôn tác động tiêu cực đến quá trình sinh sản của mẹ và bé.
Dưới đây là một số gợi ý hỗ trợ giúp bé xoay đầu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn:
Một phương pháp đơn giản là quỳ bằng tứ chi theo tư thế em bé tập bò. Sau đó, rướn người lên xuống trong vài phút. Bạn có thể thực hiện điều này một vài lần mỗi ngày để giúp bé dễ dàng xoay đầu xuống.
Thường xuyên luyện tập các tư thế yoga đảo ngược nhẹ nhàng để mẹ và bé đều được vận động. Có thể bắt đầu bằng tư thế bò, sau đó di chuyển cánh tay về phía trước cho đến khi đầu nằm trên sàn, với phần thân mông hướng lên trên. Hít thở đều trong quá trình thực hiện và giữ tư thế khoảng vài giây.
Đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày khi tham gia hoạt động thể chất tích cực giúp tạo chuyển động trong khung xương chậu của mẹ bầu, kích thích bé xoay đầu xuống dưới. Massage lưng cũng là một cách hiệu quả để hỗ trợ bé xoay đầu xuống. Bạn có thể thử áp dụng các kỹ thuật massage nhẹ nhàng trên lưng để kích thích cơ và các vùng xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho bé xoay đầu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là những gợi ý và không thể đảm bảo kết quả chính xác. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho trường hợp của bạn.
Để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về ngôi thai ngang dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến ngôi thai ngang và các vấn đề liên quan, cần biết để hiểu rõ hơn về chủ đề này:
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán phổ biến để xác định vị trí của thai nhi trong tử cung. Bằng cách sử dụng sóng siêu âm, bác sĩ có thể xem hình ảnh chính xác về vị trí và hướng của ngôi thai. Nếu thai nhi nằm ngang, hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy đầu hoặc mông của thai nhi nằm ở vị trí ngang thay vì ở vị trí đầu xuống hoặc mông xuống.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm huyết thanh có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hormone mang thai trong máu của mẹ. Sự biến đổi không bình thường trong mức độ hormone có thể gợi ý đến một vị trí không bình thường của thai nhi trong tử cung.
Mặc dù không có cách chắc chắn để ngăn ngừa hoàn toàn ngôi thai ngang, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ ngôi thai ngang. Thông qua những cách sau:
Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngôi thai ngang. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên ghi nhớ một số biện pháp phòng ngừa giúp cho cơ thể có thể giảm đi tình trạng này. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...