Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ghép gan là phương pháp điều trị hiện đại, phức tạp. Nhiều người băn khoăn rằng bệnh nhân sau ghép gan sống được bao lâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh sau ghép gan nhé!
Sau ghép gan sống được bao lâu? Tuy không có con số chính xác cho câu hỏi trên nhưng nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ sống sót sau kỹ thuật ghép gan rất khả quan trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Thay đổi lối sống phù hợp kết hợp đảm bảo tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật.
Trước khi đến với câu hỏi “Người bệnh sau ghép gan sống được bao lâu?”, hãy điểm qua một số thông tin về kỹ thuật này nhé!
Ghép gan là một phương pháp y tế tiên tiến giúp thay thế hoặc điều trị các vấn đề về gan bằng cách cấy ghép gan khỏe mạnh từ một nguồn gan khác. Quá trình này thường được thực hiện khi gan của bệnh nhân không còn hoạt động hiệu quả do các vấn đề như xơ gan, viêm gan hoặc ung thư gan.
Phần gan được ghép có thể đến từ hai nguồn chính: Từ người hiến sống hoặc từ người hiến tặng sau khi qua đời. Trong cả hai trường hợp, việc lựa chọn gan phù hợp cũng như sự phối hợp chính xác giữa người hiến và người nhận sẽ giúp đảm bảo sự thành công của quá trình ghép gan.
Tuy nhiên, mặc dù ghép gan mang lại nhiều lợi ích nhưng việc đủ gan để ghép không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hiện nay, số lượng người đang chờ ghép gan đang vượt quá số lượng gan có sẵn từ người hiến tặng đã qua đời. Điều này gây ra một tình trạng thiếu hụt gan, đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống y tế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc ghép gan từ người hiến sống đang trở thành một lựa chọn tiềm năng để giải quyết vấn đề thiếu hụt gan. Người hiến sống có thể đồng ý hiến gan của mình sau khi qua các quá trình kiểm tra chất lượng phù hợp. Điều này mở ra cơ hội mới cho những người đang chờ ghép gan, giảm bớt áp lực lên hệ thống ghép tạng.
Ghép gan là một phương pháp điều trị tiên tiến nhưng không phù hợp cho tất cả người bệnh. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà bác sĩ thường xem xét để quyết định liệu một người bệnh có đủ điều kiện để ghép gan hay không, bao gồm:
Phẫu thuật ghép gan là một trong những phương pháp điều trị tiên tiến nhất cho các bệnh lý gan nặng, mang lại hy vọng và cơ hội sống mới cho người bệnh. Sau khi ghép gan sống được bao lâu? Theo thống kê từ Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ (NIDDK), tỷ lệ sống sót trung bình của các bệnh nhân sau phẫu thuật ghép gan từ người hiến tặng đã qua đời được tổng hợp như sau:
Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót này có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe ban đầu của người bệnh cùng sự tuân thủ điều trị sau phẫu thuật.
Tại Việt Nam, phẫu thuật ghép gan đã ghi nhận những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Theo thông tin từ Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tỷ lệ sống sót của các ca ghép gan từ người cho chết não cho người bị bệnh gan giai đoạn cuối và ung thư biểu mô tế bào gan đạt mức 77.4% sau 5 năm, với tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày là 4.1%.
Ngoài ra, theo thông tin từ Khoa phẫu thuật gan mật tuỵ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân sau phẫu thuật ghép gan từ người cho sống cũng đạt mức cao. Trong hơn 4 năm qua, tỷ lệ sống sót sau 1 năm là 95%, sau 3 năm là 90%.
Sau khi trải qua phẫu thuật ghép gan, việc chăm sóc bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho gan mới khỏe mạnh, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số hướng dẫn và khuyến nghị về chăm sóc người bệnh sau ghép gan, cụ thể:
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về việc ghép gan sống được bao lâu. Mong bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về chủ đề này cũng như những lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh hậu phẫu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.