Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài các biến chứng nghiêm trọng, bệnh tiểu đường còn có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe. Một trong những câu hỏi mà nhiều người đặt ra rằng là liệu người mắc bệnh tiểu đường có bị rụng tóc không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rằng bệnh tiểu đường có bị rụng tóc không, khám phá mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và tình trạng rụng tóc. Từ đó tìm ra cách khắc phục hiệu quả và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không thể sản xuất insulin, không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc cả hai trường hợp trên. Insulin là một hormone quan trọng có nhiệm vụ vận chuyển đường từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành nguồn năng lượng.
Sự thiếu hụt insulin hoặc sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng đường tích tụ trong máu. Khi cơ thể tích tụ đường quá nhiều sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm mắt, hệ thần kinh và thận.
Mức đường huyết không ổn định cũng có thể gây tổn hại cho hệ mạch máu vì mạch máu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan và mô. Khi chúng bị tổn thương, cơ thể sẽ không đảm bảo cung cấp đủ oxy cần thiết để nuôi dưỡng nang tóc. Sự thiếu oxy này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển bình thường của tóc, dẫn đến các vấn đề như rụng tóc.
Tóc trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau. Trong giai đoạn phát triển từ 2 năm trở lên, tóc mọc nhanh với tốc độ khoảng 1–2 cm mỗi tháng. Sau giai đoạn này, tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng 100 ngày và rụng dần sau đó do không còn sinh trưởng.
Bệnh tiểu đường có thể làm gián đoạn sự phát triển của tóc. Khi mắc tiểu đường, cơ thể bạn sẽ gặp tình trạng rụng tóc nhiều hơn so với người bình thường. Tình trạng rụng tóc không chỉ xảy ra trên da đầu mà còn có thể ảnh hưởng đến lông tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
Khi tóc mọc lại, chúng thường có tốc độ phát triển chậm hơn bình thường. Ngoài ra, nhiều người mắc tiểu đường cũng xuất hiện tình trạng rụng tóc từng mảng. Điều này là do hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng cách, tấn công nhầm các nang tóc, gây ra tình trạng tóc rụng từng vùng trên đầu.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rụng tóc nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng việc rụng tóc cũng là kết quả của nhiều nguyên nhân khác như căng thẳng, đang mắc các bệnh mãn tính khác hoặc do thuốc điều trị tiểu đường mà bệnh nhân sử dụng. Một số người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh tuyến giáp cũng có khả năng gặp tình trạng tóc rụng.
Nếu bạn gặp các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường như rụng tóc hoặc rụng lông ở tay chân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự kém lưu thông máu trong cơ thể. Trong trường hợp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, theo đuổi lối sống lành mạnh hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, bạn có thể thấy tình trạng rụng tóc giảm dần và tóc mới bắt đầu mọc trở lại. Bên cạnh đó, dưới đây là một số cách khác để duy trì sức khỏe tóc và giảm thiểu tình trạng rụng tóc do bệnh tiểu đường gây ra.
Thuốc là một trong những phương pháp có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng rụng tóc. Bác sĩ da liễu có thể kê một số loại thuốc điều trị rụng tóc như sau:
Biotin là một loại vitamin tự nhiên có thể được tìm thấy trong thực phẩm như đậu phộng, hạnh nhân, khoai lang, trứng, hành tây và yến mạch. Người mắc bệnh tiểu đường có thể có mức biotin thấp hơn so với người bình thường. Có bằng chứng cho thấy uống biotin có thể làm chậm quá trình rụng tóc. Liều lượng biotin khuyến nghị cho người lớn là 30 microgam mỗi ngày nhưng các sản phẩm bổ sung thường chứa một liều lượng cao hơn nhiều. Do đó, trước khi bắt đầu bổ sung biotin, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên về liều lượng hợp lý và an toàn.
Nếu tình trạng rụng tóc ảnh hưởng nhiều đến diện mạo của bạn, bạn có thể xem xét việc sử dụng tóc giả hoặc kẹp tóc tạm thời, có thể dễ dàng tháo bỏ khi không cần thiết. Đây cũng là một phương pháp phổ biến mà nhiều người lựa chọn để duy trì tính thẩm mỹ.
Tập thể dục hàng ngày với cường độ phù hợp cũng là một cách để kiểm soát mức đường huyết và cung cấp thêm oxy đến các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả da đầu.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập tạ, yoga... Trong quá trình trước và sau khi tập thể dục, bạn nên đo mức độ đường huyết trong cơ thể để đảm bảo lượng đường không quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm nước để thay thế lượng nước đã mất thông qua việc mồ hôi nhằm ngăn ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước.
Trước khi bắt đầu một chế độ tập thể dục mới, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn về việc tập luyện một cách an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có bị rụng tóc không và có cái nhìn rõ hơn về tình trạng rụng tóc ở người bị tiểu đường. Rụng tóc có thể gây lo lắng cho người bệnh tiểu đường nhưng vẫn có thể khắc phục bằng cách kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Điều này không chỉ làm giảm tình trạng rụng tóc mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin và các biện pháp kiểm soát tình trạng rụng tóc của bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.