Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bia rượu là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và không được khuyến khích thường xuyên sử dụng. Đặc biệt hơn, những người mắc bệnh lý nền lại càng phải thận trọng với những loại thực phẩm này. Liệu, bị bệnh tiểu đường có uống bia được không?
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Để biết được bị bệnh tiểu đường có uống bia được không? Uống bao nhiêu bia là đủ? Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mùa hè oi nóng đã đến, nhu cầu giải khát, tiêu thụ bia cũng tăng dần, vô tình có thể là mối hiểm họa cho sức khỏe nếu như uống quá nhiều. Bia chính là loại nước uống có cồn được lên men và làm từ các thành phần như ngũ cốc, men, hoa bia và nước. Bia cũng được chia thành 2 loại khác nhau là bia ít cồn (không có cồn) và bia có cồn. Trung bình một lon bia 350ml sẽ có khoảng 150 đến 420 calo tùy loại. Bia có chứa hàm lượng calo rỗng và không cung cấp protein cho cơ thể cũng như các khoáng chất, chất béo và vitamin. Trong một số tình huống, người uống bia sẽ kết hợp thêm với việc ăn khoai tây chiên, đậu phộng,... những sự kết hợp trong bữa ăn như vậy sẽ tạo ra rất nhiều calo.
Dĩ nhiên, sử dụng quá nhiều bia rượu, thức ăn có thể làm tăng lớp mỡ bụng, nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch và bệnh gan.
Rượu bia sẽ khiến cho lượng đường trong máu không ổn định, có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, quá nhiều rượu bia cũng sẽ làm giảm hiệu quả của insulin, khiến cho cơ thể không thể dung nạp glucose.
Không như các loại thức ăn thông thường, rượu bia vào cơ thể sẽ không mất quá nhiều thời gian để tiêu hóa. Đồng nghĩa với việc cồn sẽ vào máu và lên đến não bộ ngay lập tức. Uống quá nhiều sẽ khiến người dùng bị hạ đường huyết.
Rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng tương tác với một số loại thuốc mà người bệnh tiểu đường đang sử dụng. Một số loại thuốc khi sử dụng chung với bia rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức. Các tình trạng hạ đường huyết và say bia rượu đều gây ra những biểu hiện giống nhau như mệt mỏi, run tay, đau đầu,... Chính vì thế, người bệnh thường khó phân biệt để có cách xử lý kịp thời.
Nhìn chung, đối với những người bình thường, rượu bia không phải là những loại thực phẩm tốt. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, rượu bia càng có hại hơn nữa. Khi sử dụng quá nhiều những loại thực phẩm này, bệnh tình của người bệnh còn có thể trở nặng, gặp phải nhiều biến chứng nặng nề hơn.
Vậy, người bị mắc bệnh tiểu đường có uống bia được không? Người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống bia. Tuy nhiên, nên lựa chọn kỹ loại bia, những loại bia nhẹ hoặc có ít calo sẽ phù hợp với thể trạng người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế sử dụng bia rượu hoặc các loại đồ uống có chứa cồn. Nếu người bệnh đã có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì có thể uống một phần hợp lý, không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và với nữ là 1 ly. Một ly này sẽ tương đương với 1 lon 350 ml.
Trước tiên , người bệnh tiểu đường có thể uống bia nhưng cần đảm bảo uống với lượng vừa phải. Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh cần ghi nhớ:
Không chỉ những người bệnh tiểu đường, những người bình thường cũng nên tránh uống đồ uống có cồn khi bụng đang đói. Hơn thế nữa, cồn có thể gây ra những phản ứng tiêu cực với các loại thuốc trị tiểu đường. Thông thường, các loại thuốc sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường, uống thêm bia rượu còn làm lượng đường trong cơ thể giảm hơn nữa, dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Trong máu có bia rượu cũng làm giảm khả năng hấp thu thức ăn. Nếu muốn uống bia rượu, người bị tiểu đường nên đo đường huyết và ăn một ít thức ăn có tinh bột như cơm, phở bún,... trước khi uống. Chọn các loại bia rượu nhẹ, sau khi uống hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết. Lý do là bởi thức uống cồn có thể khiến cho đường trong máu hạ thấp sau 24 giờ không uống.
Thay vì uống nhanh và nốc cạn lon trong thời gian ngắn, bạn nên nghỉ giữa các lần uống để có thể giảm thiểu tác hại của cồn. Sau khi uống bia rượu, hãy uống thật nhiều nước để giúp cơ thể đào thải các chất cồn qua đường tiểu tiện, tránh mất nước.
Người bệnh tiểu đường sẽ cần thay đổi nếp sống sao cho thật khoa học và lành mạnh. Những việc cần thay đổi bao gồm luyện tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng, stress,... Chỉ khi đường huyết được kiểm soát tốt mới có thể uống một ly bia.
Như vậy, chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã biết rõ câu trả lời cho câu hỏi “Bị bệnh tiểu đường có uống bia được không?”. Người bệnh tiểu đường không bị ngăn cấm uống bia rượu nhưng cần hạn chế một cách tối đa để có thể duy trì đường huyết ổn định. Nếu bị tụt đường huyết, hãy ăn liền các loại kẹo ngọt, bánh hoặc nước ngọt. Ngược lại nếu tăng đường huyết, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi tình trạng sức khỏe kịp thời.
Xem thêm: Những người bị tiểu đường có truyền đạm được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.