Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có không ít người sử dụng dung dịch đạm truyền tĩnh mạch như một thứ thuốc giúp chống suy nhược, tăng cường sức khỏe. Vậy, những người bị tiểu đường có truyền đạm được không? Có phải trường hợp nào cũng nên truyền hay không?
Chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân là việc vô cùng cần thiết, đối với những người mắc bệnh lý nền, việc này lại càng quan trọng và phải thực hiện một cách thận trọng. Để biết được những người bị tiểu đường có truyền đạm được hay không, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Phương pháp truyền đạm chính là truyền những chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền thực chất là các dung dịch hòa tan của nhiều chất khác nhau, người dùng có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Dung môi được sử dụng trong dịch truyền thường sẽ là nước cất. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số các loại dung môi khác để hòa tan các chất. Thông thường, truyền đạm sẽ được chỉ định cho những người bị suy kiệt hoặc mắc một số các vấn đề về sức khỏe khác.
Hiện nay, có trên 20 loại dung dịch truyền được chia làm 3 nhóm cơ bản dựa trên các tác dụng mang lại, bao gồm:
Theo đó, từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi truyền đạm vào cơ thể, bệnh nhân cần được các bác sĩ thăm khám tình trạng sức khỏe, làm xét nghiệm cũng như kê toa phù hợp với thể trạng.
Trước khi truyền đạm cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu cũng như nhiều các thủ tục khác. Trong cơ thể của con người có rất nhiều các chỉ số khác nhau về trung bình trong máu, các chất đạm, muối, đường và các chất điện giải,... Nếu một trong các chỉ số trung bình này thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó mới cần bù đắp. Các bác sĩ sẽ thường dựa vào kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào nên truyền bổ sung và trường hợp nào không nên, bổ sung số lượng bao nhiêu là hợp lý.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân thực hiện truyền đạm mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm. Những trường hợp này bao gồm bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy hay nôn quá nhiều, bị mất máu, suy dinh dưỡng nặng hay ngộ độc, các bệnh nhân trước và sau thời điểm phẫu thuật. Những bệnh nhân có thể trạng tốt hơn, bệnh tình nhẹ thì không nên truyền dịch.
Người bị tiểu đường có truyền đạm được không? Câu trả lời đó chính là người bị tiểu đường vẫn có thể truyền đạm như người bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải trường hợp bệnh tiểu đường nào cũng có thể truyền, chỉ những bệnh nhân thiếu protein do bỏng, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng,... và quan trọng hơn là có chỉ định truyền của bác sĩ thì mới được thực hiện.
Lý do là bởi truyền đạm không đúng đối tượng có thể dẫn đến trường hợp bị tai biến, sốc, nhiễm khuẩn do rối loạn điện giải. Ngoài ra, quá trình truyền cũng sẽ cần được các cán bộ y tế theo dõi chặt chẽ để biết cách xử lý kịp thời khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Tai biến do tự ý truyền dịch có thể có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Nếu nhẹ, người bệnh có thể bị đau, sưng phù tại vùng tiêm truyền đạm hoặc xuất hiện dấu hiệu chán ăn do dung mao ruột thoái hóa. Nặng hơn, người bệnh có thể bị phù tim, viêm tĩnh mạch, thận do cơ thể phải tiếp nhận lượng dinh dưỡng, lượng nước quá lớn. Nguy hiểm hơn, còn ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền đạm.
Do đó, một khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc này lại càng quan trọng hơn do hệ miễn dịch của người bệnh yếu hơn so với những người bình thường cho nên mức độ tai biến cũng có thể nặng hơn.
Có thể thấy, truyền đạm là việc không hề đơn giản. Những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như bệnh tiểu đường cần tuyệt đối thận trọng, tìm hiểu thật kỹ trước khi truyền đạm. Chỉ được truyền đạm khi có chỉ định rõ ràng của các bác sĩ, truyền đạm tại nơi có cơ sở y tế tốt, trình độ bác sĩ chuyên môn giỏi, có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ để xử lý nếu xảy ra tai biến.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Người bị tiểu đường có truyền đạm được không?". Hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ dịch vụ y tế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Xem thêm: Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là phù hợp?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.