Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trong đó nguyên nhân là do virus. Các triệu chứng của cảm cúm thường bao gồm sốt, đau đầu, đau nhức cơ, ho, sổ mũi và nghẹt mũi. “Người bị cảm cúm nên ăn gì?” là nỗi băn khoăn của đa số người bệnh. Cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Hiện nay, cảm cúm vẫn là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn thế giới. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại virus cúm. Vậy người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì?
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm, cụ thể là do virus cúm gây ra. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa đông, với các triệu chứng như sốt, đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng,...
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh và giảm nguy cơ mắc cảm cúm. Do đó, bị cảm cúm nên ăn gì hay cảm cúm ăn gì nhanh khỏi là những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và thức uống có lợi giúp ngăn ngừa cảm cúm:
Khi bị cảm cúm, cơ thể thường sẽ mất nhiều nước hơn do sốt, đổ mồ hôi hay ho. Việc uống nước có thể duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Uống đủ nước còn giúp duy trì sự ẩm trong các niêm mạc hô hấp, từ đó các triệu chứng như khô họng, khó thở và ho khan cũng giảm thiểu.
Đồng thời, uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Người bị cảm cúm nên uống khoảng 8-10 ly (khoảng 2-2,5 lít) nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước trái cây, nước ép rau củ hay súp,... cũng là cách để bổ sung nước cho cơ thể bạn.
Gừng được cho là gia vị có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc giảm triệu chứng cảm cúm. Gừng chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm, vì vậy có thể giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, đau họng và nghẹt mũi. Không những thế, khi bị cảm cúm, tiêu hoá của bạn có thể bị ảnh hưởng do tác động của virus hoặc thuốc điều trị. Gừng có khả năng kích thích tiêu hoá và giải quyết các vấn đề liên quan như buồn nôn hay tiêu chảy. Một số cách sử dụng gừng để điều trị cảm cúm như là: Uống trà gừng, kẹo gừng,...
Hành tỏi chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm, như allicin và sulfur compounds, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và chiến đấu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng allicin - một thành phần quan trọng trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus.
Cam và chanh đều là hai loại trái cây giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng của cảm cúm. Đồng thời, cam và chanh cũng có tính axit tự nhiên, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong họng và miệng. Khi bị cảm cúm, bạn có thể ăn cam, chanh tươi hoặc làm nước ép cam, chanh để uống.
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và vitamin B. Khi bị cảm cúm, bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi. Cụ thể hơn, chất xơ có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm.
Súp gà là món ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, giúp bạn cung cấp dưỡng chất mà không gây căng thẳng cho dạ dày. Súp gà giàu protein, vitamin và khoáng chất như kẽm, selen và magie. Đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại virus cúm. Trong quá trình chế biến, để chữa trị cúm đạt hiệu quả cao, bạn có thể thêm gừng hoặc hành tỏi vào súp gà.
Cùng tìm hiểu xem khi mắc bệnh cảm cúm thì bạn nên hạn chế tiêu thụ thức ăn gì nhé!
Khi mắc bệnh cúm, cổ họng của người bệnh trở nên khó chịu và khó khăn hơn trong việc ăn uống. Do đó, để giảm thiểu cơn đau và không làm tình trạng thêm trầm trọng, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có kết cấu cứng. Các thức ăn cứng cũng có thể khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và đường ruột.
Người bị cảm cúm nên giảm tiêu thụ các thức ăn cay bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng và đường hô hấp, khiến các triệu chứng như ho, đau họng và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số thức ăn cay sẽ gây khó tiêu, khiến người bệnh cảm thấy đau bụng và đầy hơi.
Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chiên xào thường gây ra cảm giác chướng bụng và đầy hơi, đồng thời khiến cho cơ thể tiêu hao năng lượng để tiêu hóa. Khi bị đau ốm, để quá trình tiêu hóa được cải thiện, người bệnh có thể lựa chọn các món ăn có phương pháp chế biến nhẹ nhàng. Ví dụ như là luộc, hấp, cháo hay súp. Các phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tác động xấu lên các cơ quan tiêu hóa, mà còn mang lại sự êm ái cho vị giác.
Việc uống đồ uống có cồn trong thời gian này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, uống rượu bia khi bạn bị cảm cúm có thể là một yếu tố gây mất nước cho cơ thể. Các triệu chứng như sốt cao và tiêu chảy đã khiến bạn mất nước, do đó uống rượu bia chỉ làm gia tăng nguy cơ mất nước. Thay vào đó, bạn nên tập trung nạp nhiều chất lỏng có ích khác như nước, nước ép hoặc các loại thức uống giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, những ai bị cảm cúm cũng nên lưu ý một số vấn đề sau trong giai đoạn điều trị bệnh:
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp thắc mắc người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì. Một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với thuốc theo điều trị của bác sĩ sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng.
Xem thêm: Khi bị cảm cúm ăn cháo gì? 5 món cháo giải cảm nhanh chóng