Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Buồng tim bị giãn gây ra các triệu chứng về sức khỏe như đau tức ngực, khó thở, phù nề hai chi dưới, huyết áp cao,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Buồng tim bị giãn là hiện tượng cơ tim giãn to hơn mức bình thường. Điều này làm cho quá trình co bóp tống máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu kéo dài, tim hoạt động quá mức để cung cấp máu cho cơ thể khiến tim bị sưng và thành tim dày lên. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này do đâu? Phương pháp điều trị bệnh này thế nào? Mời bạn theo dõi cụ thể hơn các thông tin dưới đây.
Buồng tim bị giãn (bệnh tim to) là trường hợp các buồng tim bị giãn hoặc phì đại. Cơ tim của tâm thất có dấu hiệu dày lên bất thường hoặc vách ngăn hai tâm bị mở rộng. Sự co giãn này làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tim gây ra triệu chứng bệnh nguy hiểm khác.
Bệnh tim giãn có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ tim. Tình trạng bệnh diễn biến tạm thời hoặc kéo dài còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Khi cơ tim giãn hoặc dày bất thường, sức chứa máu suy giảm ở các buồng tim gây cản trở hoạt động bơm máu của tim.
Buồng tim giãn là một bệnh tim mạch xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tim phải bơm mạnh hơn bình thường như tăng huyết áp, bệnh van tim, khuyết tật tim bẩm sinh như:
Khi buồng tim bị giãn, bệnh nhân có thể gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo điển hình. Dựa vào triệu chứng này, người bệnh có thể phát hiện bệnh dễ dàng hơn.
Buồng tim bị giãn có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi cơ tim dày lên, buồng tim giãn rộng, nhịp đập của tim sẽ bị rối loạn, điển hình là rung nhĩ. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngất đi do tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc ngừng hoạt động. Các bệnh nhân có thể tử vong do ngừng tim đột ngột. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng buồng tim giãn là nguyên nhân chính gây đột tử tim ở bệnh nhân dưới 30 tuổi.
Ngoài ra, nguy cơ đột tử tim cao hơn khi tiền sử gia đình của bệnh nhân có người mắc phải bệnh này. Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim, tiền sử rối loạn nhịp đập, suy tim, tăng huyết áp, ngất xỉu,... cần theo dõi và lưu ý để hạn chế xảy ra ngừng tim hoặc đột tử.
Suy tim là biến chứng phổ biến khi buồng tim giãn, đặc biệt là suy tim trái và suy tim sung huyết. Cơ tim giãn làm suy giảm khả năng co bóp của tim. Để cung cấp đủ lượng máu nuôi cơ thể, tim cần hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần.
Tim phình to hơn nhưng diện tích buồng tim giảm sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Máu có thể bị ứ đọng trong buồng tim và hình thành ra cục máu đông. Chúng sẽ tự di chuyển đến mạch vành, mạch máu não và các mạch máu khác gây tắc nghẽn tại vị trí đó. Biến chứng nguy hiểm thường gặp là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, cục máu đông này khi di chuyển đến phổi còn gây ra thuyên tắc phổi nguy hiểm.
Buồng tim giãn là do sự thay đổi về cấu trúc tim. Việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn để tim trở về trạng thái kích thước bình thường. Tuy nhiên, người bệnh có thể can thiệp và kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu phát hiện quá muộn, bệnh sẽ trở nặng và không đáp ứng với thuốc làm cho quá trình điều trị khó hơn. Lúc này, bệnh nhân cần được chỉ định để tiến hành phẫu thuật như đặt stent mạch vành, ghép tim,... Mục tiêu chủ yếu là để hồi phục chức năng của cơ tim đồng thời kiểm soát tim giãn to hơn.
Ngoài phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật, người bệnh cần nên chú trọng thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Người bị buồng tim giãn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Hạn chế ăn các thức ăn dầu mỡ, nhiều cholesterol, thức ăn mặn và các chất kích thích khác.
Việc tăng cường các hoạt động thể chất lành mạnh giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn chống lại bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên hoạt động mạnh hoặc gắng sức gây phản tác dụng.
Đối với trường hợp mắc thêm bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, bệnh nhân cần kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu. Duy trì thói quen ngủ đủ giấc và tránh làm việc căng thẳng để nhịp tim điều hòa ổn định.
Buồng tim bị giãn gây ra các biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Nếu bị mắc bệnh này, bệnh nhân cần chú trọng vào lối sống sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học hơn. Điều này giúp người bệnh có thể tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.