Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sảy thai liên tiếp là hiện tượng phụ nữ bị sảy thai tự nhiên nhiều lần. Phần lớn các trường hợp sảy thai thường xảy ra trong khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ bầu tăng tỷ lệ thai sống khỏe trong những lần mang thai sau.
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, có nhiều cặp vợ chồng chưa có được sự may mắn đó, họ luôn khao khát có được đứa con nhưng người vợ lại bị sảy thai liên tiếp. Điều này là cú sốc vô cùng lớn khiến họ rơi vào trạng thái stress, buồn phiền, thậm chí làm đổ vỡ hôn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp là gì? Cần phải làm gì để phòng ngừa tình trạng này?
Sảy thai liên tiếp là hiện tượng y khoa khá phổ biến, xảy ra khi phụ nữ trải qua 2 lần sảy thai trở lên, tức thai nhi bị mất trước khi đủ 20 tuần tuổi. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10% trong các trường hợp mang thai, trong đó, có khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai nhiều lần.
Để tăng tỷ lệ mang thai thành công trong những lần tiếp theo, việc xác định nguyên nhân gây sảy thai liên tục là rất quan trọng. Sảy thai liên tục được chia thành hai nhóm chính bao gồm:
Có đến 50% phụ nữ gặp phải sự cố sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là do sự bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh. Những trường hợp sảy thai nhiều lần được gọi là sảy thai liên tiếp hay sảy thai thứ phát.
Nguyên nhân sảy thai thường xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau và được chia thành 2 nhóm chính là sảy thai sớm và sảy thai muộn. Một số nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng này như:
Mặc dù khả năng sảy thai tái phát chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ khoảng 1%). Nhưng trong số các trường hợp này, có tới 60% xảy ra do phôi thai nhận được một lượng nhiễm sắc thế bất thường trong quá trình thụ tinh. Với những trường hợp này, y học không thể can thiệp để giải quyết.
Suy hoàng thể xảy ra khi buồng trứng không sản xuất đủ nội tiết để nuôi bào thai trong những ngày đầu sau thụ thai. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất và có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như chán ăn, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, hyperprolactinemia cao (hormone chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sữa mẹ), rối loạn tuyến giáp và béo phì.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sảy thai sớm do rối loạn miễn dịch ở cơ thể của người mẹ. Hệ thống miễn dịch của người mẹ nhận định thai nhi như một cơ thể ngoại lai trong tử cung và cố gắng tìm cách loại bỏ nó. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể phospholipid tấn công thai nhi và dẫn đến sảy thai.
Hở eo cổ tử cung cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây sảy thai. đặc biệt là khi cổ tử cung của người mẹ không đủ mạnh để duy trì thai nhi.
Tình trạng nhiễm khuẩn và truyền nhiễm như rubella, giang mai, lậu,... có thể sẽ khiến túi ối bị vỡ sớm hoặc làm tử cung mở quá nhanh, điều này sẽ dễ gây ra sảy thai.
Do đó, trước khi lên kế hoạch mang thai hoặc mang thai lần tiếp theo sau sảy thai, các chị em phụ nữ cần đi khám sản phụ khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Chẳng hạn như kiểm soát bệnh tiểu đường, cắt bỏ polyp hoặc u xở tử cung,... May mắn là phần lớn các trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu đều sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh trong lần tiếp theo.
Dựa vào nguyên nhân gây ra sảy thai liên tục, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu hiệu quả điều trị tốt, cơ hội mang thai thành công trong tương lai là rất cao. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định như:
Phương pháp này giúp khắc phục các vấn đề tử cung như u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn hoặc mô sẹo. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ sảy thai.
Phương pháp này dành cho phụ nữ có vấn đề về đông máu hoặc tự miễn dịch. Lúc này, aspirin và heparin liều thấp sẽ được sử dụng để giảm nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
Sảy thai nhiều lần thường liên quan đến các bệnh lý như rối loạn đường huyết, bệnh về tuyến giáp hoặc mức prolactin cao. Điều trị những vấn đề này có thể cải thiện tỷ lệ mang thai thành công.
Trong một số trường hợp, sảy thai liên tiếp có thể liên quan đến sự tái sắp xếp nhiễm sắc thể của cha mẹ. Việc thực hiện xét nghiệm karyotype có thể giúp xác định được có sự chuyển vị nhiễm sắc thể hay không. Với trường hợp này, tuy vẫn có khả năng mang thai tự nhiên nhưng để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Hiện tại, đối với trường hợp sảy thai liên tiếp do có sự bất thường nhiễm sắc thể của phôi thai vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, với những nguyên nhân khác thì vẫn có thể can thiệp được bằng cách:
Việc tìm hiểu rõ lý do gây ra sảy thai liên tiếp khiến thai phụ không giữ được em bé sẽ giúp tăng cơ hội thành công ở lần mang thai tiếp theo. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bà mẹ tương lai có thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình làm mẹ của mình nhé!
Xem thêm: Sảy thai có ăn được thịt vịt không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.