Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách các mẹ bỉm nên biết

Ngày 28/06/2023
Kích thước chữ

Tắc tia sữa là tình trạng thường xuyên gặp phải của các mẹ bỉm sau sinh. Xoa bóp là một trong những phương pháp trị tắc tia sữa rất hiệu quả. Vậy xoa bóp chữa tắc tia sữa như thế nào cho đúng cách? Mời các mẹ bỉm tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Tắc tia sữa thường xảy ra trong thời gian đầu sau sinh do tình trạng tăng tiết sữa, đặc biệt đối với những chị em lần đầu làm mẹ và chưa có kinh nghiệm. Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, vì vậy khi tắc tia sữa khiến nhiều mẹ lo lắng. Xoa bóp chữa tắc tia sữa là một trong những vấn đề được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Biểu hiện của tắc tia sữa

Trước khi tìm hiểu về cách xoa bóp chữa tắc tia sữa, các mẹ bỉm cũng nên nắm được thế nào là tắc tia sữa? Hầu hết những chị em đã làm mẹ đã từng ít nhất một lần bị tắc tia sữa trong thời gian cho con bú. Tắc tia sữa là hiện tượng các ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa không thể chảy ra ngoài được và lâu dần ứ đọng lại và gây nên tình trạng tắc tia sữa.

Khi bị tắc tia sữa, chị em có thể có một trong những biểu hiện sau:

  • Bầu ngực căng tức, khó chịu, đôi khi cảm giác nóng ran và nổi cục lợn cợn trong bầu ngực do sữa tắc bị dồn lại.
  • Khi trẻ bú hay sử dụng máy hút sữa, sữa ra rất ít hoặc không ra mặc dù bầu ngực đang căng đầy.
  • Tình trạng tắc tia sữa nếu để lâu ngày có thể kéo theo các triệu chứng khác như sốt, đau ngực, buồn nôn.

Khi mẹ bỉm có một trong những dấu hiệu nêu trên, các mẹ hãy tìm cách điều trị tắc tia sữa càng sớm càng tốt, bởi nếu để lâu ngày sẽ khiến tình trạng tắc sữa trở nên trầm trọng hơn và có thể gây ra các biến chứng nặng nề hơn như áp xe vú hay viêm tuyến vú.

Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách các mẹ bỉm nên biết 1
Bầu ngực của mẹ bỉm sẽ căng tức khi bị tắc tia sữa

Nguyên nhân tắc tia sữa

Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng tắc tia sữa? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này:

  • Mới sinh: Sau sinh vài ngày, sữa mẹ bắt đầu được sản xuất nhiều, trong khí đó nhu cầu bú của em bé lại ít hay chưa ngậm bú đúng cách nên không thể bú hết được lượng sữa trong bầu ngực của mẹ. Từ đó dẫn tới tình trạng thừa sữa và gây tắc tia sữa. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bỉm nên dùng máy hút sữa để hút hết lượng sữa dư thừa có trong bầu vú sau mỗi lần trẻ bú.
  • Mẹ quá nhiều sữa: Nhiều trường hợp mẹ bầu có quá nhiều sữa, điều này vô tình gây nên tình trạng tắc tia sữa do em bé không thể bú hết được lượng sữa của mẹ. Trong những trường hợp này, mẹ nên hút hay vắt hết lượng sữa còn thừa để tránh tình trạng tắc tia sữa.
  • Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Sữa mẹ luôn được sản xuất liên tục. Chính vì vậy, mẹ cần cho bé bú thường xuyên để bú hết lượng sữa mà mẹ sản xuất ra. Nếu sữa để lâu trong bầu vú không được trẻ bú hay dùng máy vắt ra, sau thời gian khoảng trên 5 giờ mà sữa không được đưa ra ngoài sẽ gây nên tình trạng tắc tia sữa.
  • Bé ngậm bú chưa đúng cách: Có những trẻ vẫn được mẹ cho bú thường xuyên nhưng tình trạng tắc tia sữa vẫn xảy ra ngay cả khi mẹ không có nhiều sữa. Trong trường hợp này, nguyên nhân nghĩ tới nhiều nhất là trẻ không ngậm bú đúng cách. Khi trẻ bú không đúng cách, không thể tạo được lực hút đủ mạnh để hút sữa khiến trẻ bú được rất ít, thậm chí không bú được. Khi gặp phải tình huống này, mẹ bỉm nên thử thay đổi tư thế cho con bú để tìm được tư thế bú thuận lợi nhất cho trẻ.
  • Ngực chịu áp lực: Khi mẹ bỉm mặc áo quá chật có thể gây áp lực lớn cho ngực. Bên cạnh đó, hiện tượng nằm sấp trong thời gian dài hay thường xuyên địu bé trước ngực cũng gây áp lực lên các tia sữa khiến sữa khó chảy ra và có thể gây tắc tia sữa.
  • Mẹ bị căng thẳng, stress: Sau sinh, mẹ bỉm phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau như chăm sóc bé, ít sữa, trẻ quấy khóc… Tất cả những tình trạng này ảnh hưởng tới tâm lý, mẹ bỉm bị stress gây ức chế sản xuất oxytocin, một loại hormone đóng vai trò trong sản xuất sữa mẹ. Chính vì vậy, sữa mẹ không được giải phóng thuận lợi nhất và gây nên tình trạng tắc tia sữa.
Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách các mẹ bỉm nên biết 2
Mẹ nhiều sữa và bé bú không hết là nguyên nhân thường gặp gây tắc tia sữa

Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa

Để xoa bóp chữa tắc tia sữa hiệu quả, các mẹ cần biết cách xoa bóp đúng cách. Nhà thuốc Long Châu hướng dẫn các mẹ bỉm thực hiện như sau:

  • Chọn tư thế thoải mái và phù hợp để thực hiện xoa bóp. Thông thường, nằm ngửa là tư thế thường được lựa chọn.
  • Dùng một tay để xoa nhẹ nhàng vào cục sữa cứng, một tay đỡ lấy bầu ngực.
  • Dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn mạnh vào cục sữa đang bị tắc, lặp lại nhiều lần, kết hợp vừa ấn vừa day.
  • Cuối cùng, sau mỗi động tác xoa bóp và ấn ngực, mẹ kiểm tra xem núm vú đã có sữa thoát ra ngoài hay chưa.

Để phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa hiệu quả hơn, mẹ có thể kết hợp với việc bấm một số huyệt như:

  • Huyệt kiên tỉnh: Huyệt này nằm giữa bả vai, điểm giữa đường nối từ gáy tới bờ ngoài mỏm vai.
  • Huyệt dịch môn: Huyệt này nằm ở kẽ giữa ngón út và ngón áp út.
  • Huyệt ốc ế: Huyệt này nằm ở bờ xương sườn 3, từ núm vú đi thẳng lên.
  • Huyệt nhũ căn: Huyệt này nằm ở bờ xương sườn 6, ở phía dưới bầu ngực. Mẹ bỉm nâng bầu ngực lên để tìm chính xác vị trí huyệt đạo, sau đó dùng tay ấn mạnh.
Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách các mẹ bỉm nên biết 3
Xoa bóp chữa tắc tia sữa giúp ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe xấu có thể xảy đến

Phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa mặc dù là một tình trạng thường gặp ở mẹ bỉm, những các mẹ cũng không nên chủ quan bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như để lâu. Tốt nhất, các mẹ nên có những biện pháp phòng tránh sự xuất hiện tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ phòng tình trạng tắc tia sữa:

  • Sau sinh, cho trẻ bú càng sớm càng tốt, cho trẻ bú ít một theo yêu cầu.
  • Cho trẻ bú đúng cách để trẻ bú được nhiều sữa hơn.
  • Nếu mẹ có quá nhiều sữa, mẹ nên vắt hay dùng máy hút để lấy hết lượng sữa dư thừa ra khỏi bầu ngực, tránh tình trạng để lâu tắc tia sữa.
  • Khi trẻ bú xong mà bầu ngực vẫn còn sữa, mẹ bỉm cũng nên vắt nốt phần sữa còn dư thừa ra.
  • Thường xuyên massage ngực để sữa được lưu thông tốt, tránh tình trạng tắc tia sữa.
  • Sau mỗi lần cho trẻ bú, mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ và đúng cách, tránh tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm tuyến sữa hay tắc tuyến sữa. Điều này vừa ảnh hưởng tới chất lượng sữa dành cho bé, vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách các mẹ bỉm nên biết 4
Cho trẻ bú đúng cách giúp hạn chế tình trạng tắc tia sữa

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bỉm nắm được phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách cũng như những biện pháp phòng tránh tình trạng tắc tia sữa. Mong rằng những thông tin này có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tắc tia sữa, giúp quá trình nuôi bé khôn lớn diễn ra thuận lợi. 

Chúc mẹ và các bé nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm: Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin