Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân trẻ biếng ăn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm trước tình trạng bé yêu bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh vặt, kén ăn và ốm yếu.
Bên cạnh niềm vui đón con yêu chào đời, sự lo lắng cũng hiện hữu trong suy nghĩ của nhiều ba mẹ khi phải đối diện với những thử thách, trong hành trình nuôi dưỡng con phía trước, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng của trẻ nhỏ với các biểu hiện như biếng ăn, sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng,... Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Làm sao để cải thiện vấn đề này để con yêu phát triển khỏe mạnh, bài viết sau đây sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Trẻ biếng ăn dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như chậm tăng cân, thiếu hụt nhiều dưỡng chất nghiêm trọng,... với các triệu chứng như sau:
Dù ở giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, ăn dặm hay đã ăn cơm, vẫn luôn xảy ra tình trạng trẻ biếng ăn và dưới đây là những nguyên nhân trẻ biếng ăn thường gặp nhất ba mẹ nên lưu ý:
Cho trẻ ăn dặm sớm cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn. Theo khuyến khích từ các chuyên gia, thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất từ 6 tháng trở lên, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện và có thể bổ sung thêm dinh dưỡng từ các thực phẩm bên ngoài.
Riêng trường hợp cho trẻ ăn sớm trước thời gian trên có thể làm trẻ dễ bị thiếu vitamin B, quá trình chuyển hóa thức ăn chậm hơn, hấp thụ dinh dưỡng kém,... khiến trẻ dễ bị táo bón, chướng bụng, nhiều vấn đề tiêu hóa khác dẫn đến trẻ bị khó chịu và biếng ăn.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn tiếp theo là thiếu hụt các nguồn dưỡng chất như kẽm, selen,... nếu không bổ sung vi chất tình trạng biếng ăn sẽ kéo dài, gây suy dinh dưỡng, còi cọc,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ là do thay đổi tâm lý giữa 16 cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời như thời kỳ ăn dặm, tập bò, tập lẫy, tập đi,...
Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày hoặc 1 - 2 tuần, nhưng bố mẹ cần lưu ý nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tuần, cần tham khảo ý kiến bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp.
Biếng ăn tâm lý cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn phổ biến ở Việt Nam, có thể do cách chăm sóc ăn uống của trẻ chưa được thoải mái, thực tế nhiều gia đình ép trẻ ăn uống theo cách của người lớn bằng nhiều hình thức từ “dụ dỗ” tới “la mắng” gây áp lực tâm lý lên trẻ, dẫn đến việc trẻ có cái nhìn tiêu cực với đồ ăn.
Có nhiều ba mẹ vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ khi ăn như:
Bà bầu mang thai suy dinh dưỡng trong thai kỳ, thiếu các chất như canxi, kẽm,... làm trẻ bị suy dinh dưỡng ngay trong bụng, sau khi chào đời trẻ bị thiếu cân và có thể lười bú mẹ.
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ biếng ăn, cụ thể:
Món ăn đơn điệu: Với các món ăn thường xuyên, ít thay đổi sẽ làm trẻ bị ngán khi ăn và dẫn đến biếng ăn.
Món ăn không hợp khẩu vị: Mẹ nên để ý đến sở thích của trẻ để kết hợp nhiều loại thực phẩm chế biến món ăn theo sở thích của trẻ, để bé ăn với tâm lý thoải mái nhất.
Bé có nhiều bữa phụ: Như đã đề cập ở trên, việc ăn nhiều quà vặt trước bữa chính sẽ làm bé no bụng và không muốn ăn thêm nữa, ngoài ra ba mẹ cũng nên lưu ý các món quà vặt chứa nhiều dầu mỡ và chất tạo ngọt cũng không tốt cho sức khỏe của bé.
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân trẻ biếng ăn, ba mẹ cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và chuyên gia dinh dưỡng để sớm giúp trẻ ăn ngon miệng và đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết qua một số cách dưới đây.
Món ăn cho trẻ nhỏ ngoài việc đủ dinh dưỡng còn yêu cầu về cách chế biến đa dạng mỗi ngày như luộc, hấp, cháo, soup,... đồng thời hình thức trình bày bắt mắt để trẻ bị thu hút với màu sắc và kích thích ăn nhiều hơn.
Mặt khác mẹ bỉm có thể cùng bé chọn những thực phẩm yêu thích, cùng tham gia nấu ăn với mẹ để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Thực tế nhiều ba mẹ để bé tự ý quyết định giờ ăn theo ý thích, nên trẻ sẽ thoải mái ăn vặt mình muốn, không ăn đúng bữa chính nên dễ làm trẻ bị no và dẫn tới biếng ăn. Do đó ba mẹ nên kiểm soát thói quen ăn vặt của trẻ và tự thỏa thuận với bé rằng chỉ được ăn vặt sau khi ăn bữa chính để hình thành nếp ăn uống cho bé.
Bên cạnh thói quen ăn vặt và thay đổi cách chế biến, vấn đề vận động ở trẻ nhỏ cũng cần được ba mẹ quan tâm. Để cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở bé, mỗi ngày các phụ huynh có thể cùng trẻ ra ngoài chơi các trò vận động nhẹ như tập xe đạp, đi bơi, đá banh,... để trẻ tiêu hao năng lượng nhiều nhất và sẽ ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn chính.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn thực tế sẽ xuất phát từ vấn đề khác nhau, thậm chí do trẻ tỏ ra không thích món ăn đó hoặc do rối loạn tâm lý nên dẫn đến biểu hiện ghét ăn uống. Hy vọng qua bài viết trên ba mẹ sẽ hiểu rõ và xác định đúng nguyên nhân gây cảm giác chán ăn cho bé yêu của mình, từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất cho mỗi bé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.