Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tủy răng bị thối gây ra nhiều khó chịu cho nhiều người. Thậm chí, tủy răng bị hư hại nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả.
Mặc dù tủy răng thối gây ra nhiều bất tiện và nguy hiểm cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân, tác hại, biểu hiện và việc khắc phục tình trạng hư tủy răng đúng cách.
Tủy răng bị thối là tủy răng bị nhiễm trùng, còn được gọi là hoại tử tủy răng. Phần tủy răng bị nhiễm trùng sẽ không thể hồi phục được. Tủy răng bị thối là một giai đoạn cuối của viêm tủy răng. Người bệnh sẽ có cảm giác hôi miệng và đau nhức nướu.
Tủy răng bị thối thường do hai nguyên nhân chính là do các bệnh liên quan đến răng miệng và do tai nạn. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân khiến tủy răng bị hư hỏng.
Người bị viêm tủy răng có thể do chăm sóc răng miệng không đúng cách gây ra tình trạng sâu răng hoặc răng bị sứt mẻ. Khi răng bị tổn thương, tủy có thể bị viêm, chết tủy và thối tủy.
Ngoài các bệnh lý về răng, các nguyên nhân bên ngoài cũng có thể bị thối tủy. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc chơi thể thao bị vấp ngã, tai nạn làm vỡ răng, mẻ răng sẽ khiến phần tủy bên trong bị hỏng dẫn đến hoại tử tủy răng.
Mặt khác, nếu men răng bên ngoài không hỏng thì phần kết nối giữa chân răng và xương ổ răng có thể bị yếu đi do va chạm. Tủy răng chết dần và bị thối, làm cho răng dễ bị gãy rụng.
Tủy răng bị thối có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe và thậm chí người bệnh có thể mất răng. Sau đây là các tác hại thường gặp khi tủy răng bị hư hại:
Khi tủy răng bị thối, bệnh nhân sẽ đi kèm với tình trạng viêm nướu chân răng dẫn đến áp xe ổ xương răng. Áp xe ổ răng rất nguy hiểm vì khiến cho xương hàm và vùng niêm mạc sàn miệng bị biến dạng hoặc thậm chí là suy hô hấp.
Tủy răng bị thối mang nhiều vi khuẩn có thể lây lan đến các vùng xung quanh và đi vào máu. Một số người bị nhiễm trùng máu do tủy răng hỏng có thể dẫn đến tử vong.
Tủy răng hư thối khiến bạn vô cùng đau đớn. Cơn đau này có thể lan đến thái dương. Khi thức ăn chạm vào răng bị hư cũng có thể làm bạn bị ê nhức. Thậm chí, một số trường hợp không cần ăn vẫn cảm thấy cơn đau do tủy răng thối gây ra.
Tủy răng bị thối nghiêm trọng sẽ không thể khắc phục được. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng đề phòng trường hợp lây lan sang các răng khác và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, răng có tủy bị hư hại sẽ có các dấu hiệu như sau:
Tùy vào tình trạng của răng, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Đối với tủy răng bị thối, bác sĩ nha khoa sẽ tìm cách tốt nhất để giữ lại răng thật. Trong trường hợp nặng hơn có thể nhổ bỏ và thay thế răng.
Đối với răng bị thối tủy nhẹ, bạn sẽ được lấy tủy răng và trám lại lỗ sâu hoặc vết sứt mẻ. Tuy nhiên, răng sau khi được lấy tủy dễ bị vỡ do không còn tủy nuôi răng. Vì vậy, một số cơ sở nha khoa sẽ gợi ý bệnh nhân nên bọc sứ cho răng.
Răng bị thối tủy nặng thường sẽ phải nhổ bỏ. Bởi vì bệnh nhân có nguy cơ viêm nhiễm đến ổ chân răng hoặc nhiễm trùng máu. Sau khi nhổ bỏ, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn cách khôi phục răng phù hợp nhất.
Thông thường, bệnh nhân mất răng có thể trồng răng implant. Răng implant có tuổi thọ rất cao và giúp ổ xương răng không bị tiêu biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích vì tính thẩm mỹ không cao và có thể làm hư trụ răng hai bên.
Tủy răng bị thối khiến bạn đau đớn và khắc phục vô cùng tốn kém. Do đó, bạn nên phòng ngừa răng bị hư tủy bằng các cách sau đây:
Bạn nên dùng chải đánh răng và chỉ nha khoa khi làm sạch răng miệng. Mỗi ngày bạn nên đánh răng 2 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo chải răng đúng cách để răng miệng sạch sẽ hơn.
Mỗi 3 đến 4 tháng, bạn cần đổi bàn chải đánh răng mới để đảm bảo vệ sinh. Đối với những người đang niềng răng, bạn nên dùng các công cụ làm sạch khác theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Thành phần fluoride có trong kem đánh răng là một hoạt chất giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng và bảo vệ men răng tốt. Mỗi ngày chải răng với kem đánh răng chứa fluoride sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tủy răng bị thối hiệu quả.
Mảng bám thức ăn sau khi ăn có thể khiến răng dễ bị sâu. Do đó, bạn nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nhai kẹo cao su không đường để giảm mảng bám và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, trái cây có nhiều axit và nước uống có gas để bảo vệ men răng. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn tốt cho sức khỏe răng miệng.
Khám răng miệng định kỳ sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn khiến tủy răng bị thối. Nếu phát hiện sớm, răng bạn sẽ được điều trị nhanh chóng, tránh các tổn thương lớn dẫn đến mất răng.
Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về tủy răng bị thối và cách khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, phòng chống thối tủy răng là một ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, bạn cần luôn duy trì các thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể.
Uyên Trương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.