Nguyên nhân uống kháng sinh bị đau dạ dày và cách giảm đau hiệu quả
Ngày 04/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Uống kháng sinh bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến do tác động của thuốc lên niêm mạc dạ dày. Triệu chứng này có thể khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân cũng như cách giảm đau an toàn và hiệu quả khi sử dụng kháng sinh.
Trong quá trình điều trị bệnh, việc sử dụng kháng sinh là điều cần thiết để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên nhiều người gặp phải tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày gây ra sự khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy tại sao uống kháng sinh lại gây đau dạ dày? Làm sao để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không mong muốn này? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề uống kháng sinh bị đau dạ dày và những cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân uống kháng sinh bị đau dạ dày
Uống kháng sinh bị đau dạ dày là một hiện tượng khá phổ biến. Điều này xảy ra do kháng sinh có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày hoặc làm rối loạn hệ vi khuẩn có lợi. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày do kháng sinh hay gặp:
Kháng sinh gây kích ứng niêm mạc dạ dày: Nhiều loại kháng sinh đặc biệt là nhóm kháng sinh NSAIDs có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến cảm giác đau rát khó chịu ở vùng dạ dày. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, dạ dày dễ bị viêm loét dẫn đến các triệu chứng đau đớn.
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Việc mất cân bằng vi khuẩn này khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng và đau dạ dày.
Tăng tiết acid dạ dày: Một số loại kháng sinh kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều acid hơn. Acid này không chỉ gây đau mà còn có thể dẫn đến viêm loét nếu tình trạng kéo dài.
Tác dụng phụ của thuốc: Mỗi loại thuốc kháng sinh có những tác dụng phụ khác nhau trong đó uống kháng sinh bị đau dạ dày là một trong những tác dụng phụ thường gặp.
Dấu hiệu đau dạ dày khi uống kháng sinh
Các dấu hiệu đau dạ dày do uống kháng sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và loại thuốc sử dụng. Một số dấu hiệu đau dạ dày do kháng sinh thường gặp:
Đau vùng thượng vị: Cảm giác đau hoặc nóng rát ở vùng trên bụng, có thể xuất hiện sau khi uống thuốc.
Buồn nôn và nôn: Đây là phản ứng phổ biến do sự kích thích của kháng sinh lên dạ dày.
Chướng bụng, khó tiêu: Kháng sinh làm rối loạn vi khuẩn có lợi, khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả và gây chướng bụng.
Tiêu chảy hoặc táo bón: Thay đổi hệ vi khuẩn có lợi trong ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
Giải pháp khi uống kháng sinh bị đau dạ dày
Phần trên đã cho bạn biết nguyên nhân uống kháng sinh bị đau dạ dày, vậy thì làm thế nào để giảm bớt tình trạng này? Dưới đây sẽ là một số biện pháp giảm tình trạng này hiệu quả mà bạn nên biết.
Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Uống kháng sinh sau bữa ăn: Để giảm tác động lên niêm mạc dạ dày hãy uống kháng sinh sau bữa ăn. Khi có thức ăn trong dạ dày quá trình tiêu hóa diễn ra giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày từ đó tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày được hạn chế.
Sử dụng probiotics: Probiotics là vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn bị rối loạn do kháng sinh. Khi hệ vi khuẩn đường ruột ổn định triệu chứng đau dạ dày và khó tiêu sẽ giảm đi. Bạn có thể bổ sung probiotics thông qua các loại thực phẩm như sữa chua hoặc các loại men vi sinh.
Tránh dùng các chất kích thích: Khi đang uống kháng sinh bạn nên tránh xa các loại thức uống chứa caffeine, rượu bia hay thức ăn cay nóng. Những chất này có thể làm tăng nồng độ acid dạ dày khiến niêm mạc dạ dày thêm tổn thương gây đau và khó chịu.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải tình trạng đau dạ dày kéo dài khi uống kháng sinh, hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ thay đổi loại kháng sinh khác hoặc kết hợp thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng không mong muốn.
Các lưu ý khi sử dụng kháng sinh để tránh đau dạ dày
Kháng sinh là giải pháp điều trị bệnh lý do vi khuẩn gây ra nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho dạ dày và sức khỏe nói chung. Để giảm thiểu nguy cơ uống kháng sinh bị đau dạ dày hãy lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
Chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết: Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra không có hiệu quả đối với bệnh do virus. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong cơ thể tăng nguy cơ đau dạ dày và kháng thuốc. Chỉ sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ và không tự ý dùng khi không cần thiết.
Không ngừng thuốc giữa chừng: Nhiều người có thói quen ngưng thuốc khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện nhưng điều này có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc khó điều trị hơn và dẫn đến tái phát bệnh. Hoàn thành liệu trình kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tránh các tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị.
Tránh dùng chung với thuốc gây kích ứng dạ dày: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày khi dùng cùng kháng sinh. Nếu cần dùng nhiều loại thuốc cùng lúc hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đủ dinh dưỡng bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa từ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng đối phó tốt hơn với các tác động của kháng sinh.
Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể hấp thụ kháng sinh tốt hơn và giảm bớt tác động lên dạ dày. Ngoài ra nước còn giúp cơ thể đào thải chất độc và cải thiện tình trạng đau dạ dày. Hãy uống đủ nước hàng ngày khoảng 1,5 - 2 lít để giữ sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Uống kháng sinh bị đau dạ dày là tình trạng rất dễ xảy ra nhưng với các biện pháp phòng tránh và giảm đau phù hợp thì bạn có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe dạ dày để việc điều trị bằng kháng sinh trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm