Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả đau khớp cổ tay và cổ chân

Ngày 19/02/2022
Kích thước chữ

Đau khớp cổ tay và cổ chân gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời là điều mà những ai gặp phải tình trạng này rất quan tâm. Điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ giúp bạn "tạm biệt" cơn đau và có một cuộc sống thoải mái hơn.

Đau khớp cổ tay cổ chân là tình trạng thường gặp ở những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sự đi lại, cầm nắm cũng như khả năng làm việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ tay cổ chân là gì?

Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay và cổ chân

Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Nhân viên văn phòng hay những người phải dùng lực tay nhiều có nguy cơ cao bị đau khớp cổ tay Nhân viên văn phòng hay những người phải dùng lực tay nhiều có nguy cơ cao bị đau khớp cổ tay
  • Do chấn thương: Té ngã do tập thể thao, vui chơi hay tai nạn lao động có thể khiến trật khớp, tổn thương xương và sụn khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau khớp cổ tay. 
  • Thoái hóa khớp cổ tay: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức ở khớp cổ tay. Thoái hóa khớp là do các mô sụn khớp ở cổ tay bị suy yếu và nứt vỡ gây viêm khớp, đau nhức.
  • Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này thường gặp ở dân văn phòng. Việc thao tác nhiều với máy tính, bàn phím và chuột trong thời gian dài dễ gây nên tình trạng đau nhức ở cổ tay, ngón tay,... Người bệnh bị đau nhức cổ tay vì dây thần kinh ở các khớp này bị chèn ép, bị tổn thương.
  • Hội chứng De Quervain: Đây là hiện tượng viêm bao gân cơ dạng dài. Hội chứng này gây ra triệu chứng đau khớp cổ tay, ngón tay và cẳng tay. Tình trạng này thường gặp ở những bà nội trợ.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, thì các bệnh lý như loãng xương, viêm khớp dạng thấp,... có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay, cánh tay. Từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì cổ tay.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

Quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị hủy hoại gây đau nhức khớp cổ chân Quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị hủy hoại gây đau nhức khớp cổ chân
  • Do chấn thương hoặc nhiễm trùng khớp: Chấn thương trong đi lại, lao động khiến cổ chân bị bong gân, trật khớp gây đau nhức âm ỉ. Bên cạnh đó, khớp cổ chân bị nhiễm trùng và gây viêm cũng sẽ làm đau khớp cổ chân.
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị hủy hoại và bị biến đổi cấu trúc. Các mô sụn khớp trở nên suy yếu và dần mất đi chức năng bảo vệ. Từ đó gây nên những cơn đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến việc đi lại của người bệnh.
  • Do béo phì, tiểu đường hoặc do di truyền: Những người béo phì hoặc tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc các căn bệnh xương khớp trong đó có đau khớp cổ chân. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị đau khớp thì nguy cơ di truyền cho các thế hệ sau là điều khó tránh khỏi. 

Cách khắc phục tình trạng đau khớp cổ tay và cổ chân

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị tình trạng đau khớp cổ tay và cổ chân thường có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức, tê, cứng khớp. Các nhóm dược phẩm điều trị đau khớp cổ chân thường gặp:

  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm, không để lan rộng và giúp giảm đau. Một số loại thuốc chống viêm không chứa steriod thường gặp như aspirin, meloxicam, etodolac,...
  • Thuốc giãn cơ: Đây là loại thuốc giúp làm giảm cứng khớp và hỗ trợ bệnh nhân cử động dễ dàng hơn. Hai loại thuốc thường được dùng gồm cyclobenzaprine và baclofen.
  • Thuốc giảm đau thông thường: Các loại thuốc phổ biến thường chứa hoạt chất paracetamol.
  • Thuốc tiêm Corticoid: Thường được dùng cho các bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng.

Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu là một biện pháp khá hiệu quả và an toàn đối với các bệnh nhân bị đau khớp cổ tay cổ chân Tập vật lý trị liệu là một biện pháp khá hiệu quả và an toàn đối với các bệnh nhân bị đau khớp cổ tay cổ chân

Tập vật lý trị liệu là một biện pháp khá hiệu quả và an toàn đối với các bệnh nhân bị đau khớp cổ tay cổ chân. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng đau khớp mà các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phù hợp giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp cổ tay và cổ chân cũng như cải thiện tình trạng đau nhức. 

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách điều trị đau khớp cổ tay và cổ chân vừa được thực hiện ở nhà vừa được áp dụng như là một phần trong quá trình tập vật lý trị liệu. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu lưu thông về vết thương. Từ đó giúp giảm viêm và sưng tấy, hỗ trợ giảm đau khớp cổ tay cổ chân. Chườm lạnh đặc biệt phù hợp với các trường hợp như bong gân, trật khớp, viêm khớp và bệnh gout. 

Người bệnh dùng một túi nhỏ đựng đá lạnh hoặc đựng nước đá để trong lọ, sau đó áp đều lên phần khớp cổ tay, cổ chân bị đau. Nên nhớ nếu cảm thấy đá quá lạnh thì bạn có thể đặt thêm một chiếc khăn trên bề mặt da để tránh trường hợp phỏng lạnh. 

Xoa bóp

Đây là một cách đơn giản, dễ làm mà bệnh nhân bị đau khớp cổ tay và cổ chân có thể thực hiện tại nhà. Để thực hiện cách này, bệnh nhân nên ngồi ở trên giường hoặc trên một mặt phẳng. Sau đó, từ từ co đầu gối sao cho cổ chân ở vừa tầm tay để xoa bóp. Tiến hành xoa hai lòng bàn tay với nhau để tạo độ nóng nhất định rồi xoa bóp vùng khớp cổ tay cổ chân bị đau. Nên nhớ là phải xoa bóp lực vừa phải, không được quá mạnh tránh gây tổn thương cho khớp. Bạn có thể xoa bóp trong vòng khoảng từ 10 - 15 phút. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với tình trạng đau khớp cổ tay cổ chân ở cấp độ nhẹ, nếu đau nặng thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để có cách điều trị thích hợp. 

Khớp cổ tay, cổ chân là hai khớp đóng vai trò quan trọng trong việc vận động và sinh hoạt hàng ngày. Vì thế bạn cần phải quan tâm và chăm sóc tốt các khớp này, tránh để xảy ra tình trạng đau khớp cổ tay và cổ chân. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin