Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm nấm có nghiêm trọng không?

Ngày 22/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, các tình trạng nhiễm trùng do nấm hoặc mắc phải các bệnh do nấm gây ra rất phổ biến. Vì vậy mọi người đặc ra câu hỏi liệu rằng nhiễm nấm có nghiêm trọng không? Làm thế nào để biết bản thân nhiễm nấm? Cách điều trị nấm như thế nào để có hiệu quả?

Vi nấm và các bào tử của chúng xuất hiện xung quanh chúng ta. Vì vậy việc tiếp xúc và nhiễm phải chúng là điều thường thấy, chúng gây nên các tình trạng nhiễm trùng, ngứa, bong tróc da... Việc nhiễm nấm rất thường gặp do vậy có nhiều người đặt câu hỏi rằng nhiễm nấm có nghiêm trọng không, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Đặc điểm khi nhiễm nấm

Môi trường tự nhiên chứa nhiều loại nấm, nấm có khắp xung quanh chúng ta trong đất, nước, không khí, trên cơ thể các con vật,... Khi chúng ta hít phải các nấm, bào tử nấm gây bệnh, sức khỏe chúng ta giảm sút, nấm xâm nhập vào cơ thể từ các vết thương hoặc các nơi da bị tổn hại. Chúng xâm nhập và phát triển gây ra các bệnh ở người, dưới đây là một số điểm về nấm và nhiễm nấm:

  • Tính phổ biến của nấm: Nấm là một phần quan trọng của sinh quyển và thường xuất hiện trong nhiều môi trường khác nhau như đất, không khí, nước, và cả trên bề mặt của thực vật. Một số loại nấm có thể tồn tại dưới dạng vi khuẩn và nấm ký sinh trên thực vật và động vật.
  • Nấm trên cơ thể con người: Cơ thể con người cũng có thể là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của một số loại nấm. Ví dụ, nấm Candida có thể sống tự nhiên trong đường ruột mà không gây vấn đề. Tuy nhiên, khi sự cân bằng của môi trường nội tiết con người bị đảo lộn, nấm có thể phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
  • Lợi ích và tác hại của nấm: Một số loại nấm có lợi ích lớn trong việc phân hủy chất hữu cơ và giữ cho hệ sinh thái cân bằng. Tuy nhiên, một số loại nấm cũng có thể gây nhiễm trùng và bệnh tật ở con người và động vật.
  • Khả năng chống lại của nấm: Nấm khó diệt do chúng có thể tạo ra các cấu trúc chống lại môi trường khắc nghiệt. Điều này làm cho việc điều trị nhiễm nấm có thể khá phức tạp, chúng có thể tái nhiễm nhiều lần và gây nên các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người bệnh rất nhiều.
  • Nguy cơ nhiễm nấm: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người sử dụng kháng sinh, hoặc những người ở trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nấm thường xuyên có nguy cơ cao bị nhiễm nấm.

Qua những đặc điểm trên ta thấy được nhiễm nấm và mắc các bệnh về nấm là tình trạng phổ biến, như vậy nhiễm nấm có nghiêm trọng không? Chúng ta hãy xem xét các hậu quả mà nấm gây ra cho sức khỏe con người.

Nhiễm nấm có nghiêm trọng không?
Đặc điểm nấm gây bệnh trên người.

Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm

Triệu chứng khi nhiễm nấm gây ra phụ thuộc vào loại nấm, vùng nhiễm trùng và tình trạng người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm:

  • Gây nên các thay đổi trên da: Đỏ, sưng, hoặc có vết ban đỏ, nứt hoặc bong tróc da, tạo thành vùng da bong tróc có thể lan rộng, vùng da bị nhiễm nấm cũng có thể trở nên ẩm ướt.
  • Ngứa: Ngứa là một triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm da, ngứa có thể làm tăng cảm giác khó chịu và khiến người bệnh gãi liên tục là tổn thương da là nơi xâm nhập cho các tác nhân gây bệnh gây nhiễm trùng.
  • Đau, rát và khó chịu: Trong một số trường hợp, nhiễm nấm có thể gây đau và khó chịu. Ngoài ra khi nhiễm nấm tại các vị trí bị nhiễm có thể bị nhiễm trùng gây nên tình trạng tiết dịch và mùi khó chịu.

Vậy việc nhiễm nấm có nghiêm trọng không? Qua các triệu chứng do nấm gây ra thấy được nhiễm nấm không gây nghiêm trọng tới tính mạng, nhưng nó gây ra cho người bệnh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, kéo dài dai dẳng và khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Nhiễm nấm có nghiêm trọng không?
Triệu chứng nhiễm nấm.

Các loại nấm gây bệnh thường thấy

Nhiễm nấm có nghiêm trọng không? Để biết được tình trạng nhiễm nấm như thế nào chúng ta cần xác định loại nấm mắc phải để có các phương pháp điều trị phù hợp. Một trong những dạng phổ biến là nhiễm nấm thường gặp:

  • Nhiễm nấm men, thường gây ra bởi loại nấm Candida, thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ. Điều này có thể gây ngứa, sưng và tạo ra dịch tiết âm đạo bất thường. Đối diện với nấm Candida, người ta thường sử dụng kem chống nấm đặt tại chỗtheo hướng dẫn của bác sĩ
  • Ghẻ ngứa, hay nấm bẹn, là một bệnh nhiễm nấm toàn thân, thường xuất hiện ở các vùng ẩm ướt như háng, mông và đùi. Triệu chứng bao gồm vết đỏ, ngứa, và mảng đỏ đường tròn.
  • Bệnh mụn rộp (ecpet) là một loại nấm sống trên các mô chết như da, tóc, và móng. Nó thường tạo ra các mảng đỏ hình vòng, ngứa và có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da.

Ngoài ra, nhiễm nấm còn có thể xâm nhập vào móng, miệng, và da đầu, mang đến các triệu chứng đặc trưng như móng bị dày và đổi màu, nấm miệng, và nấm da đầu.

Nhiễm nấm có nghiêm trọng không?
Nấm gây bệnh.

Phòng tránh các bệnh do nấm

Tuy bệnh do nấm gây ra không quá nguy hiểm nhưng việc điều lại khó khăn khi việc nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần, và lần sau thường nặng hơn. Nên việc phòng tránh nó là điều cần thiết: 

  • Duy trì vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Không nên sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu, khăn tắm,...
  • Tránh mặc những bộ quần áo đang ẩm, ướt hoặc quá chật. Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh nên thay đồ.
  • Không đi chân trần ở những nơi công cộng như bể bơi, phòng tắm công cộng, sân thể dục,... Đây là những nơi ẩm ướt và dễ là môi trường để nấm sinh sôi.
  • Chăm sóc móng tay đúng cách, không nên cắt móng quá sâu hoặc làm móng bị tổn thương. Bên cạnh đó, không nên cắn móng tay vì sẽ làm tăng khả năng sản sinh ra nấm.

Qua bài viết đã giải đáp cho chúng ta câu hỏi nhiễm nấm có nghiêm trọng không, đồng thời chia sẻ thêm về các loại bệnh thường gặp do nấm và cách phòng tránh nhiễm nấm. Nếu bạn mắc phải bệnh do nấm cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phụ hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm