Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng xoang gây ra các triệu chứng như chảy dịch mũi, nghẹt mũi đau tức vùng mặt, đau đầu… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhiễm trùng xoang có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Người bệnh có thể nhận biết bệnh nhiễm trùng xoang thông qua các triệu chứng điển hình. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm trùng xoang là gì? Điều trị và phòng ngừa bệnh lý này như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Xoang là các hốc rỗng tự nhiên nằm ở bên trong khối xương sọ - mặt. Các hốc này chứa đầy không khí và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi chúng bị bít tắc (tắc xoang) và chứa nhiều dịch mủ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc lót mũi xoang thì hiện tượng này được gọi là viêm mũi xoang hoặc nhiễm trùng xoang.
Nhiễm trùng xoang được chia thành 3 cấp độ như sau:
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh nhiễm trùng xoang, cụ thể như sau:
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng xoang. Dịch mũi thường có tính chất đặc và có màu sẫm hơn so với bình thường.
Hầu hết những người mắc bệnh nhiễm trùng xoang đều có triệu chứng bị sổ mũi và nghẹt mũi. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng, viêm nhiễm bên trong mũi và dẫn đến sưng niêm mạc mũi. Khi mô bị viêm và sưng sẽ tạo ra nhiều chất nhầy, dịch tiết hơn.
Ngay cả lúc khoẻ mạnh, mũi và xoang của con người cũng tiết ra chất nhầy loãng chảy ngược xuống phía sau cổ họng. Tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi sau trong trường hợp này thường có lợi cho sức khoẻ.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng xoang, tình trạng chảy nước mũi sau thường sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như nuốt thường xuyên, đau họng, hắng giọng, nói khàn hoặc ục ục và cảm giác khó chịu như có khối u trong cổ họng.
Đau mặt cũng là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng xoang sẽ gây chèn ép hoặc tắc nghẽn ở vùng má, trán và giữa hai mắt. Áp lực thường sẽ tăng lên khi người bệnh nghiêng về phía trước hoặc cúi người xuống.
Nhiễm trùng xoang thường gây ra triệu chứng mất khứu giác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các khối sưng gây tắc nghẽn ngăn cản các phân tử mùi hương đi vào mũi hoặc do tổn thương dây thần kinh khứu giác làm thay đổi khứu giác.
Khứu giác sẽ dần trở lại bình thường khi tình trạng tắc nghẽn ở mũi giảm đi.
Nhiễm trùng xoang có thể gây ra triệu chứng đau răng và điển hình là ở răng hàm trên. cơn đau răng có thể lan rộng xuống hàm dưới nếu bệnh trở nên nghiêm trọng.
Ống Eustachian là một lỗ mở nối cổ họng với tai giữa. Cơ quan này có vai trò giữ áp suất không khí và chất lỏng tích tụ bên trong tai. Tình trạng nhiễm trùng xoang có thể khiến cho tai bị viêm và tạo ra các chất nhầy hoặc chất lỏng tích tụ.
Nhiễm trùng xoang cũng khiến cho ống tai bị tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đầy tai, tăng áp lực tai, có tiếng lốp bốp trong tai và cảm giác âm thanh bị bóp méo.
Người bệnh có thể bị sốt khi cơ thể xảy ra phản ứng chống lại nhiễm trùng. Nếu nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C thì có thể là bình thường. Tuy nhiên, nếu người bệnh sốt trên 39 độ C và kéo dài liên tục thì cần đến bệnh viện khám để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm trùng xoang là do virus, chẳng hạn như bị cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, các chất dịch nhầy trở nên dính, đặc và không thoát ra ngoài tốt được. Lúc đó, vi khuẩn có thể phát triển trong chất dịch nhầy bị mắc kẹt trong xoang. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xoang do vi khuẩn.
Bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị nhiễm trùng xoang. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng mũi hoặc mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, có một số yếu tố rủi ro khác dẫn đến bệnh nhiễm trùng xoang như:
Bệnh nhiễm trùng xoang cũng có thể gặp phải do bất thường về giải phẫu như quá phát cuốn giữa - cuốn dưới, lệch vách ngăn…
Những phương pháp điều trị dưới đây có thể hữu ích đối với người bệnh bị nhiễm trùng xoang, cụ thể là:
Trong điều trị nội khoa, người bệnh nhiễm trùng xoang có thể được chỉ định:
Bác có thể chỉ định phẫu thuật xoang nếu các triệu chứng của viêm xoang mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, đồng thời việc điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả.
Hiện nay, có hai loại phẫu thuật xoang phổ biến là dẫn lưu xoang bằng bóng ít xâm lấn và phẫu thuật nội soi xoang chức năng. Cả hai loại phẫu thuật này đều mở ra các xoang bị tắc nghẽn nhằm khôi phục hệ thống dẫn lưu xoang bình thường và có thể giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng xoang mạn tính, mỗi người nên thực hiện các bước sau:
Tránh nhiễm trùng đường hô hấp:
Kiểm soát dị ứng:
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí trong nhà bị khô thì việc bổ sung độ ẩm cho không khí có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, cần vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên và kỹ lưỡng để đảm bảo giữ cho máy tạo độ ẩm sạch sẽ, không có nấm mốc.
Giữ ấm mũi xoang:
Nhiễm trùng xoang là một bệnh lý phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý về tai - mũi - họng. Mặc dù nhiễm trùng xoang là bệnh lành tính nhưng biến chứng của bệnh có thể gây nguy hiểm như viêm màng não, biến chứng về mắt… Vì thế, nhiễm trùng xoang cần được quản lý hiệu quả ngay từ sớm bằng các biện pháp tại nhà và điều trị tại bệnh viện.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.