Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi xuất hiện tình trạng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em, nhiều bậc cha mẹ thường khá lo lắng không biết đây là dấu hiệu của căn bệnh gì. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, từ đó chủ động tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp.
Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là hiện tượng không quá hiếm gặp. Khi nhận thấy dấu hiệu này, cha mẹ cần chăm sóc, điều trị cho trẻ đúng cách để không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, ngăn ngừa những tác động xấu đến các cơ quan khác trên cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn thông tin một cách đầy đủ và khoa học nhất liên quan đến tình trạng này.
Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là tình trạng mà trong dịch mũi có các chất nhầy, nước mũi chảy ra có mùi hôi rất khó chịu. Không khó để nhận thấy tình trạng này, cha mẹ chỉ cần áp sát vào mũi của bé sẽ thấy lỗ mũi có mùi hôi, kèm theo nước mũi chảy liên tục. Hơn nữa, hiện tượng này cũng gây cản trở khá lớn cho quá trình hô hấp và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Ngoài ra, để dẫn đến tình trạng nước mũi có mùi hôi là một quá trình được thể hiện thông qua các dấu hiệu như sau:
Vậy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các bác sĩ, đây có thể là cảnh báo của cơ thể về một số căn bệnh có thể gặp phải như sau:
Khi bị viêm xoang sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng khiến dịch tiết có mùi hôi, đổi màu nước mũi hoặc chảy nước mũi sau,... Viêm mũi xoang ở trẻ em thường do một loại vi khuẩn gây ra, tuy nhiên cũng có thể do virus hoặc nấm mốc gây ra.
Một số trẻ có thể bị viêm tiền đình mũi do vi khuẩn phát triển quá mức ở lỗ mũi trước gây nhiễm trùng ở cửa mũi. Tình trạng này xảy ra do trẻ thường xuyên ngoáy hoặc xì mũi gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến nổi mụn ở gốc lông mũi và đôi khi đóng vảy quanh lỗ mũi.
Đây là những khối u nhỏ, mềm, hình giọt nước, lành tính, hình thành trên thành khoang mũi hoặc xoang. Polyp mũi có thể khiến dịch mũi có mùi hôi do chất lỏng tích tụ bên trong.
Tình trạng này xảy ra khi các dị vật như cát, dịch tiết khô,… vô tình lọt vào trong mũi, sau đó vôi hóa, tồn tại qua thời gian dài và tăng dần kích thước. Sỏi mũi có thể bị nhiễm vi khuẩn nặng, dẫn đến tình trạng mũi có mùi hôi dai dẳng.
Bệnh này khiến hơi thở từ mũi có mùi hôi do tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc mũi, gây ra sự tích tụ chất bẩn cũng như ứ đọng vảy trong hốc mũi.
Bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do sự tích tụ của những tác nhân này tại lỗ mũi khiến niêm mạc mũi bị phù nề, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, nước mũi có mùi hôi,…
Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng không thể loại trừ bởi nó khá nguy hiểm. Bệnh này dẫn đến việc hình thành khối u ác tính bên trong niêm mạc mũi hoặc xoang mũi. Bên cạnh dấu hiệu nước mũi có mùi hôi, bệnh có thể xuất hiện các hiện tượng khác như chảy máu cam, nghẹt mũi một bên, ù tai, mặt tê bì,…
Vậy các bậc cha mẹ cần làm gì khi nước mũi có mùi hôi ở trẻ em? Theo các bác sĩ, cha mẹ không nên quá lo lắng mà bình tĩnh thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em cũng như hướng dẫn cách xử lý, chăm sóc trẻ khi gặp tình trạng này. Việc chẩn đoán, thăm khám sớm sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh của trẻ, đưa trẻ thăm khám kịp thời để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.