Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhìn lưỡi đoán bệnh được xem là một trong những phương pháp hiệu quả để nhận biết các bệnh lý trong cơ thể. Bệnh nhân có thể tự chẩn đoán bệnh thông qua sự biến đổi của lưỡi với các triệu chứng cơ bản.
Lưỡi chính là bộ phận nằm trong ổ miệng và có thể di chuyển linh hoạt. Nó có các chức năng như nhai, nuốt, nếm thức ăn và đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa.
Các bất thường xuất hiện ở lưỡi có thể là dấu hiệu để nhận biết một căn bệnh nào đó. Một số người thường áp dụng phương pháp nhìn lưỡi đoán bệnh. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vị trí của lưỡi nằm ở trong khoang miệng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc là các mô ẩm màu hồng. Lưỡi được chia thành hai phần đó là phần trước và phần sau. Phần trước của lưỡi sẽ chiếm khoảng 2/3 chiều dài và có thể quan sát được. Phần phía sau lưỡi chính là phần còn lại và nằm gần với họng. Hai bên trái phải của lưỡi sẽ được ngăn cách bởi mô sợi dọc nên xuất hiện rãnh giữa trên bề mặt lưỡi.
Lưỡi sẽ bao gồm hai nhóm cơ với 4 cơ trong và 4 cơ ngoài. Cụ thể đó là:
Lưỡi sẽ có chiều dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g ở nam hoặc 60g ở nữ. Nguồn cung cấp máu chủ yếu cho lưỡi chính là động mạch lưỡi hoặc nhánh amidan của động mạch hầu họng đi lên.
Các nốt gai nhú nhỏ (papillae) là bộ phận giúp tạo ra sự thô ráp cho lưỡi. Nó chính là các tế bào thần kinh kết nối với dây thần kinh để truyền tín hiệu đến não. Người trưởng thành sẽ có trung bình khoảng 5.000 hạt gai vị giác. Đối với người già và trẻ em, số hạt gai này sẽ ít hơn.
Lưỡi có nhiệm vụ nhai, nuốt thức ăn và phát ra âm thanh để con người có thể giao tiếp, trò chuyện với nhau. Điều này là do sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ ngang, cơ dọc, cổ với hàm nên đầu lưỡi có khả năng chuyển động khéo léo. Nếu con người không ăn, không nói chuyện, lưỡi sẽ nằm yên trong miệng và phần đầu lưỡi tựa vào răng trước.
Lưỡi có khả năng nếm được 4 vị chủ yếu đó là chua, ngọt, mặn và đắng. Bên cạnh đó, khi nếm glutamate trong bột ngọt, lưỡi có thể cảm nhận vị umami. Đây được xem là hương vị thứ năm mà con người có thể cảm nhận được.
Hiện nay, các bệnh lý về lưỡi xuất hiện khá phổ biến. Một số người có thể bị bệnh lưỡi bẩm sinh hoặc do không vệ sinh đúng cách.
Các bệnh lý về lưỡi thường gặp đó là:
Hình ảnh lưỡi bị bệnh sẽ có những thay đổi về màu sắc, hình dạng hay các thay đổi trên bề mặt lưỡi.
Màu sắc lưỡi thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau.
Sự thay đổi qua bề mặt lưỡi cũng là dấu hiệu để nhận biết các bệnh lý.
Nhìn lưỡi đoán bệnh cũng được áp dụng đối với một số bệnh lý cơ bản. Tuy nhiên, để chẩn đoán chuyên sâu, bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở y tế.
Bệnh lý này do nhiễm vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Các nguyên nhân gây bệnh như thiếu vitamin B, thiếu máu ác tính, thiếu sắt, thiếu vitamin PP,... hoặc do các bệnh lý ở da gây ra như áp tơ miệng, giang mai, lichen phẳng, ung thư,...
Lưỡi xuất hiện vết loét ở mặt bụng hoặc chóp lưỡi làm đau nhức và ảnh hưởng đến nhai hoặc phát âm.
Sàn miệng và lưỡi có các mảng trắng với kích thước đồng đều mà không bị tác nhân nào tác động vào. Đây được xem là dạng sang thương ở lưỡi khi có nguy cơ ác tính. Nó được chia thành nhiều dạng như bạch sản đồng nhất, bạch sản dạng sùi với bạch sản lấm tấm không đồng nhất.
Phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy bắt đầu từ dạng bạch sản hoặc không có triệu chứng gì.
Nguyên nhân do nhiễm nấm Candida ở khoang miệng làm xuất hiện các mảng trắng đục như váng sữa trên bề mặt của lưỡi với hai bên miệng.
Đây còn được gọi là bệnh tinh hồng nhiệt hoặc ban đỏ ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Các triệu chứng thường gặp như sốt cao, lưỡi màu đỏ có nổi gai giống dâu tây dẫn đến sưng tấy các gai nhú trên bề mặt lưỡi.
Tóm lại, người bệnh có thể nhìn lưỡi đoán bệnh thông qua màu sắc, các tổn thương bề mặt hoặc hình dạng. Để ngăn ngừa bệnh xảy ra, bạn nên vệ sinh khoang miệng đúng cách và đến khám khi có các dấu hiệu bất thường khác.
Xem thêm: Dấu hiệu và nhận biết hình ảnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.