Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhịp tim - đơn vị đo nhịp đập của trái tim mỗi phút, là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tim mạch. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhịp tim là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim ngay bây giờ bạn nhé!
Nhịp tim hay tần số tim, là số lần tim co bóp trong một phút. Mỗi nhịp đập của trái tim sẽ đưa máu giàu oxy đi nuôi cơ thể và thu gom máu giàu carbon dioxide về tim. Việc theo dõi nhịp tim giúp chúng ta đánh giá sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhịp tim là gì và yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp tim bạn nhé!
Nhịp tim là số lần tim đập trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính bằng số lần đập mỗi phút (BPM - beats per minute). Đây là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng bơm máu của tim nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung.
Khi tim đập, nó bơm máu giàu oxy và dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời nó cũng đưa máu nghèo oxy và chất thải về tim để làm sạch.
Nhịp tim bình thường phản ánh sức khỏe tim mạch bình thường. Nhịp tim trung bình của người trưởng thành trong trạng thái nghỉ ngơi sẽ khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.
Nhịp tim của chúng ta không phải hằng số cố định mà có thể biến động và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Cụ thể là:
Để theo dõi sức khỏe tim mạch, bạn nên biết cách đo nhịp tim. Bạn có thể thường xuyên theo dõi nhịp tim của mình bằng những cách sau:
Ngày nay có nhiều thiết bị điện tử có chức năng đo nhịp tim rất thuận tiện và cho kết quả có độ chính xác cao. Bạn có thể đo nhịp tim bằng đồng hồ thông minh, vòng tay thông minh, đo nhịp tim trên iPhone hay dùng máy đo huyết áp.
Các vị trí dễ cảm nhận nhịp tim bao gồm cổ tay (động mạch quay) và cổ (động mạch cảnh). Để đo nhịp tim theo cách thủ công, bạn đặt ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng lên những vị trí trên nhưng không nhấn lực quá mạnh. Sau khi đặt tay đúng vị trí, bạn sẽ đếm nhịp tim đập trong khoảng thời gian 15 hoặc 30 giây. Sau đó, bạn có thể dễ dàng tính số lần tim đập trong 1 phút.
Trong các tình huống cần biết nhịp tim với độ chính xác cao hoặc cần theo dõi nhịp tim liên tục, bác sĩ sẽ chỉ định đo nhịp tim với máy điện tâm đồ (ECG). Thông qua việc phân tích đồ thị điện tâm đồ, các bác sĩ có thể đánh giá nhịp tim và phát hiện các bất thường về cấu trúc và chức năng của tim.
Để có kết quả chính xác, bạn nên đo nhịp tim khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu vừa vận động mạnh hoặc đang căng thẳng, bạn nên nghỉ ngơi một lúc để nhịp tim ổn định lại. Ngoài ra khi đo bạn nên ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn và giữ ổn định tư thế trong suốt quá trình đo.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, có thể là quá nhanh hoặc quá chậm so với nhịp tim bình thường. Thay vì đập đều đặn, tim có thể đập loạn xạ, bỏ nhịp.
Nhịp tim nhanh là khi nhịp tim cao hơn 100 BPM trong trạng thái nghỉ ngơi. Nguyên nhân dẫn đến nhịp tim nhanh có thể là:
Nhịp tim nhanh có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, đau ngực. Nhịp tim nhanh kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến tim và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhịp tim chậm bất thường còn gọi là bradycardia là khi nhịp tim đo được trong trạng thái nghỉ ngơi thấp hơn 60 BPM. Một số nguyên nhân khiến nhịp tim chậm như:
Nhịp tim chậm bất thường có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi hoặc ngất xỉu. Nhịp tim chậm kéo dài có thể làm giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng và gây ra các vấn đề nguy hiểm khác.
Nhịp tim bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề về tim mạch. Dưới đây là các dấu hiệu khi nhịp tim bất thường trở nên nghiêm trọng và cần đi khám bác sĩ ngay:
Nếu bạn nhận thấy nhịp tim khi nghỉ ngơi thường xuyên vượt quá 100 nhịp mỗi phút (nhịp tim nhanh) hoặc dưới 60 nhịp mỗi phút (nhịp tim chậm) mà không phải do hoạt động thể chất hoặc các yếu tố tạm thời khác, hãy đi khám sớm để tìm ra chính xác nguyên nhân.
Cảm giác tim đập mạnh, bỏ nhịp, hoặc đập loạn nhịp có thể là dấu hiệu của các rối loạn nhịp tim. Phổ biến nhất có thể kể đến như rung nhĩ, ngoại tâm thu, rối loạn nhịp thất. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo triệu chứng khác, bạn nên đi khám để điều trị nếu cần.
Nhịp tim bất thường có thể làm giảm huyết áp. Khi đó bạn sẽ gặp những triệu chứng chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu do tim không bơm đủ máu để cung cấp oxy cho cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải kiểm tra ngay lập tức.
Nhịp tim bất thường kèm theo khó thở, đau tức ngực, cảm giác nặng ngực có thể cảnh báo vấn đề về tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim. Bạn cần đi khám sớm để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài những trường hợp trên, bạn cũng nên đi khám sớm nếu nhịp tim bất thường kèm triệu chứng: Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, có tiền sử bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, người đổ mồ hôi, buồn nôn, da xanh tái, cảm giác lo lắng, bồn chồn thường trực…
Để giữ cho nhịp tim ổn định, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Hàng ngày, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám. Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp giảm cholesterol và duy trì nhịp tim ổn định. Đường, muối và chất béo bão hòa cần hạn chế vì chúng có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến nhịp tim. Thực phẩm giàu kali và magie cũng có tác dụng điều hòa nhịp tim, giúp nhịp tim ổn định.
Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp và cải thiện nhịp tim. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện vừa sức. Tập thể dục quá mức có thể gây căng thẳng cho tim.
Tập yoga, thiền và hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn. Nhờ đó có thể làm giảm tiết các hormone gây tăng nhịp tim như adrenaline. Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể và tim mạch được phục hồi, từ đó hỗ trợ nhịp tim ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế caffeine, bia, rượu, thuốc lá. Chúng có thể gây co thắt mạch máu, làm tăng nhịp tim và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Kiểm soát cân nặng và huyết áp cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và góp phần ổn định nhịp tim.
Bạn biết đấy, nhịp tim phản ánh sức khỏe tim mạch của bạn nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tình trạng nhịp tim bất thường kéo dài kèm theo triệu chứng như khó thở, đau ngực, hoặc ngất cần được cấp cứu ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Các rối loạn nhịp tim khi được chẩn đoán sớm có thể được kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ và đi kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.