Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không được rất nhiều người quan tâm khi nhắc đến tình trạng này. Đây là một bệnh lý thường gặp ở chức năng tuần hoàn, thể hiện tần suất tim đập nhiều hơn so với mức bình thường. Việc điều trị nhịp xoang nhanh được đánh giá là khá phức tạp nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua nhiều biện pháp.
Nhịp xoang nhanh xảy ra do nút xoang chịu tác động bất thường khiến tần suất tim đập nhanh hơn mức bình thường. Công tác điều trị bệnh hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân và hoàn cảnh xuất hiện của nhịp xoang nhanh. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?”.
Để biết được liệu bệnh lý nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của nhịp xoang. Nhịp xoang là nhịp đập tự nhiên của tim trong cơ thể và hoạt động dưới sự điều khiển của nút xoang ở thành tâm nhĩ. Nút xoang là một cơ quan đóng vai trò như máy phát nhịp tự nhiên của cơ thể. Nó phát tín hiệu điện và lan truyền đến hệ thống mạng lưới dẫn truyền trong cơ tim, khiến cho tim thực hiện co bóp để tạo ra nhịp đập. Nhịp xoang nhanh là một biểu hiện của tình trạng rối loạn nhịp tim.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhịp xoang bình thường ở một người trưởng thành dao động trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Một khi tần số của nhịp xoang vượt ngưỡng 100 nhịp/phút sẽ dẫn đến nhịp xoang nhanh.
Việc nắm bắt được nguyên nhân cũng như các loại nhịp xoang nhanh sẽ định hướng được phương pháp điều trị phù hợp. Dựa trên lâm sàng, có 2 tình trạng nhịp xoang nhanh thường gặp đó là nhịp xoang nhanh sinh lý và nhịp xoang nhanh bệnh lý.
Con người chúng ta khi luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao, rối loạn cảm xúc sẽ chi phối đến nhịp đập của tim. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… đều có khả năng làm tim đập nhanh đột ngột. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tâm lý là chìa khóa giúp nhịp xoang hoạt động ổn định.
Một số trường hợp bệnh nhân đang trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động mạnh nhưng vẫn có thể bị tim đập nhanh. Những dấu hiệu bệnh thường gặp có thể kể đến như: Khó thở, đau thắt ngực, chóng mặt, ngất xỉu, căng thẳng, lo lắng… Tình trạng này gây ra bởi một số bệnh lý như huyết áp cao, hẹp van hai lá, hở van ba lá, các chứng bệnh liên quan đến mạch vành…
Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào các biểu hiện bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng. Cùng với tần suất nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút, nhịp xoang nhanh có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện lâm sàng như:
Một khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên, rất có thể bệnh nhân đang rơi vào tình trạng nhịp xoang nhanh. Điều cần làm là nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử đối với một số bệnh mãn tính như: Các bệnh về tim mạch, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), rối loạn thần kinh thực vật… thì nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn là rất cao.
Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không? Sự chậm trễ trong việc tiến hành điều trị nhịp xoang nhanh sẽ gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe. Khả năng bơm máu của tim cũng vì thế mà sẽ bị trì trệ, gây cản trở quá trình lưu thông máu và để lại nhiều biến chứng:
Như vậy là chúng ta cũng đã biết được nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không cũng như hiểu rõ là phải cảnh giác với bệnh lý này. Phương pháp điều trị nhanh xoang nhanh không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh, cốt lõi vẫn chính là điều trị nguyên nhân gây bệnh và thay đổi thói quen sống. Điều này sẽ góp phần quản lý được tâm lý căng thẳng và hạn chế các yếu tố làm kích thích nhịp tim.
Thông thường thì sau khi kiểm tra bệnh tình, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số dòng thuốc chống loạn nhịp tim như:
Sau khi sử dụng thuốc nhưng vẫn không có tiến triển tích cực, các bác sĩ sẽ hướng đến phương pháp đốt điện tim. Thế nhưng, điểm trừ của phương pháp này là không thể tìm ra hết các ổ phát nhịp bất thường. Điều này khiến cho công tác xử lý trở nên phức tạp, tỷ lệ tái phát cơn nhịp xoang nhanh sau đốt khá cao.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị tiên tiến, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh duy trì lối sống lành mạnh. Không những có thể kiểm soát được nhịp tim mà thay đổi thói quen sinh hoạt còn hạn chế sự phát triển của nhịp xoang nhanh. Một số lời khuyên điển hình mà bệnh nhân nên áp dụng bao gồm:
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không. Hy vọng rằng những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu đã đem đến cho các bạn những kinh nghiệm hữu ích giúp phòng tránh nhịp xoang nhanh.
Xem thêm: