Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những ai không nên ăn nha đam và cách sử dụng đúng​?

Ngày 20/05/2023
Kích thước chữ

Nha đam từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp và chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng, đặc biệt là những người đang mắc một số bệnh lý.

Nha đam hay còn gọi là lô hội, là loại cây quen thuộc, dễ trồng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Trong y học, nha đam đã được sử dụng làm thuốc từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, cũng có những kiêng kỵ khi sử dụng nha đam và không phải ai cũng sử dụng được. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những ai không nên ăn nha đam​ để an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng trị bệnh của nha đam

Nha đam có hai tác dụng chính, khi sử dụng với liều lượng nhỏ (0.05 - 0.1g) giúp kích thích hệ tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm, chống táo bón. Vì loại cây này chứa nhiều loại men tiêu hóa, hoạt chất emodin, aloin có tác dụng nhuận tràng. 

Ở liều lượng cao, nha đam là chất tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm. Sau 10 - 15 giờ, các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt là ruột già sẽ bị tắc nghẽn. Vì vậy, người bị trĩ và phụ nữ có thai không được sử dụng. 

Trong khi đó, theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng sát trùng, nhuận tràng, thanh nhiệt,... Bên cạnh đó, nha đam còn có tác dụng ức chế các cơn đau. Vì vậy, được chiết xuất dưới dạng gel bôi lên vùng bị thương sẽ làm giảm viêm nhiễm, đau rát.

Ngoài ra, nha đam còn có một số tác dụng hữu ích như ức chế phản ứng histamin và làm dịu nhanh dị ứng, làm lành vết thương và loại bỏ tế bào sừng hóa trên da, giúp tái tạo tế bào, giải độc cơ thể bằng cách cải thiện quá trình trao đổi chất ở gan, thận giúp đào thải độc tố. 

Với những tác dụng ở trên, nha đam được chế biến thành nhiều sản phẩm khác để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, nha đam được chế biến thành kem dưỡng, làm lành vết thương và trị mụn.

Trong lĩnh vực y tế, lô hội được bào chế thành gel bôi ngoài da phẫu thuật để làm lành vết mổ và ngăn ngừa tia phóng xạ. Đại học Oklahoma (Mỹ) bào chế kem đánh răng chiết xuất nha đam có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và giúp răng chắc khỏe.

Những ai không nên ăn nha đam và cách sử dụng đúng​? 1
Nha đam có nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ như thanh nhiệt, giảm đau rát, ngứa, sát trùng,...

Những ai không nên ăn nha đam​?

Nha đam có thể chế biến thành món ăn, làm đẹp và chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được. Vậy những ai không nên ăn nha đam​ để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Người bị tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel nha đam có tác dụng giảm đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường thì không nên sử dụng nha đam vì gây rối loạn nhịp tim, rối loạn đường huyết, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị hoặc có thể gây ra các biến chứng như hôn mê, lú lẫn,… Người bị bệnh tim hoặc đang uống thuốc điều trị suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim không nên sử dụng các sản phẩm từ nha đam vì làm giảm kali trong cơ thể, gây tiêu chảy, giảm tác dụng của thuốc và gây ra một số tác dụng phụ khác. 

Những ai không nên ăn nha đam và cách sử dụng đúng​? 2
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel nha đam làm rối loạn đường huyết ảnh hưởng đến điều trị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ cũng là một trong những đáp án của câu hỏi ai không nên ăn nha đam. Nhựa cây nha đam có thể gây kích ứng ruột do chất aloin khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều hơn và làm bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.

Người mắc các bệnh về thận

Người bị các bệnh về thận không nên dùng nha đam vì nhựa tích tụ trong cây dẫn đến suy thận. 

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Nha đam có tác dụng hạ đường huyết nên người chuẩn bị phẫu thuật sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do đó, bạn nên ngừng dùng nha đam ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

Người lớn tuổi hay những người có vấn đề về tiêu hoá

Không sử dụng nha đam và các sản phẩm từ nha đam cho người già, sức đề kháng kém, người bị cảm lạnh, thân nhiệt thấp, tiêu hóa kém. Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng) và chứa nhiều mủ có thể gây tiêu chảy nếu dùng quá nhiều hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng, viêm ruột thừa, tắc ruột, đau hoặc viêm loét dạ dày, bệnh Crohn.

Người huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp không nên dùng nha đam vì sẽ làm quá trình điều trị khó kiểm soát lượng đường trong máu.

Ai không nên ăn nha đam? Người dễ bị dị ứng

Tránh sử dụng nha đam nếu bạn dễ bị dị ứng vì sẽ xảy ra phản ứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau ngực và cổ họng.

Những ai không nên ăn nha đam và cách sử dụng đúng​? 3
Người có cơ địa dễ dị ứng hạn chế ăn nha đam.

Người bị viêm gan 

Có một số báo cáo cho đề xuất về bệnh viêm gan do tiêu thụ nước ép nha đam. 

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Nghiêm cấm sử dụng nha đam cho phụ nữ mang thai vì kích thích co bóp tử có thể dẫn đến sảy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh uống nước ép nha đam, vì gây tiêu chảy.

Cách sơ chế và sử dụng nha đam đúng cách

Ngoài hiểu biết về việc ai không nên ăn nha đam, thì cách sơ chế và sử dụng nha đam cũng rất quan trọng. Nhựa nha đam nguyên chất là một chất độc tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động không tốt đối với cơ thể. 

Khi sơ chế nha đam, phải rửa sạch lớp nhựa, nếu không nha đam sẽ bị đắng và nhựa này có thể gây kích ứng da, phồng rộp, gây bỏng da và bong tróc, có trường hợp còn bào mòn lớp biểu bì, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. 

Ngâm nha đam với nước chanh, muối nước đá để nha đam hết nhớt, bớt đắng, có thể luộc sơ qua nước sôi để nha đam trắng hơn.

Đối với nha đam tươi, nên dùng từ 5 - 10g mỗi ngày, chọn những bẹ nhỏ, vỏ màu xanh nhạt, sơ chế sạch sẽ và chế biến món ăn tốt cho sức khỏe. Nếu lạm dụng nha đam quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hết được các dưỡng chất, ngược lại còn gây phản tác dụng. Với tỷ lệ 16 - 20%, aloin trong nha đam. Chất này khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy và suy giảm chức năng gan, thận. 

Khi sử dụng nha đam làm đẹp, tái tạo tế bào mới chỉ nên áp dụng 2 - 3 lần/tuần và 15 - 20 phút/lần. Nếu dùng quá thường xuyên, da dễ bị bào mòn và bắt nắng gây sạm, nám khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Bài viết trên đây đã giới thiệu những lợi ích của nha đam và những ai không nên ăn nha đam để bảo vệ sức khoẻ. Nha đam không hề nguy hiểm nhưng thực sự không an toàn nếu sử dụng và sơ chế sai cách. Để nha đam phát huy được tác dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn phải học cách chế biến và sử dụng đúng nhé!

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.