Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những ai không nên ăn rau cải cúc và vì sao thực phẩm này lại trở thành “khắc tinh” đối với họ? Nếu đây cũng là mối quan tâm của bạn thì hãy tham khảo ngay bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu.
Nhờ sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúc đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy những ai không nên ăn rau cải cúc? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp.
Rau cải cúc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Cúc tần ô, rau cúc, đồng hao,... Loài thực vật này có tên khoa học là Chrysanthemum coronarium và là một trong những đại diện thường gặp của họ Cúc.
Cây cải cúc có phần thân khá mọng nước, tròn mẩy và thường mọc thẳng, chiều cao khi trưởng thành dao động từ 0,5 - 0,8m. Chúng có phần lá xẻ thùy mạnh tạo thành hình lưỡi mác đặc trưng nhưng phần đầu mở rộng và có đường viền răng cưa.
Hoa cải cúc khá nhỏ, phía ngoài có màu vàng nhạt và chuyển sang sắc đậm khi đi vào trung tâm. Cải cúc thường được trồng và thu hoạch vào mùa đông xuân ở miền Bắc còn ở phía Nam, loại rau này được gieo trồng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.
Cải cúc thường được dùng để làm rau, chúng có vị giòn ngọt xen chút đắng nhẹ và mùi từa tựa như mùi thuốc Bắc. Bạn có thể nấu canh cải cúc với chút thịt băm hoặc dùng để xào, làm salad hay nấu lẩu đều rất phù hợp.
Rau cải cúc không phải là thực phẩm đơn thuần, chúng tích hợp rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Điển hình nhất là những lợi ích dưới đây:
Rau cải cúc rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng vẫn là yếu tố nguy cơ trong một số trường hợp. Vậy những ai không nên ăn rau cải cúc?
Theo Đông y, cải cúc có tính mát nên nếu đang bị tiêu chảy, lạnh bụng mà ăn thực phẩm này thì bệnh tình sẽ càng nặng thêm. Do đó, một là chúng ta loại trừ cải cúc ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày trong thời gian bị đi ngoài, hai là dùng chúng với một lượng hạn chế và luôn nấu kèm các gia vị có tính ấm như tiêu, gừng để cân bằng lại tính hàn của cải cúc.
Như đã nhắc đến ở trên, cải cúc là thực phẩm được dùng để hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Điều này cũng có nghĩa là với những ai đang bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên tụt huyết áp thì đây là lựa chọn tối kỵ. Không những vậy, thực tế còn cho thấy với những người có huyết áp bình thường thì hiện tượng tụt huyết áp nhẹ vẫn có thể xảy ra khi họ ăn rau cải cúc với lượng quá nhiều hoặc quá thường xuyên.
Rau cải cúc có chứa một số thành phần khó tiêu và không có lợi cho chức năng tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế khuyến cáo đây không phải là lựa chọn phù hợp dành cho đối tượng này. Một số bà mẹ khi nhìn thấy tác dụng trị ho của cải cúc thì rất muốn áp dụng cho bé con của mình. Tuy nhiên nếu trẻ chưa tròn 12 tháng thì bạn nên đặc biệt cân nhắc về điều này.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bây giờ thì bạn đã biết những ai không nên ăn rau cải cúc rồi chứ?
Khi chế biến cải cúc, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ trọn được nguồn dưỡng chất vốn có của loại rau này, bạn cần lưu ý đến một số điểm đặc biệt sau:
Trên đây là những phân tích của Nhà thuốc Long Châu xoay quanh nghi vấn: “Những ai không nên ăn rau cải cúc?”. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin đắt giá về loại thực vật này để sử dụng chúng sao cho thật an toàn và hiệu quả. Trân trọng!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.