Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những ai không nên ăn rau cần và vì lý do gì mà họ cần tránh xa thực phẩm này? Lời giải đáp chi tiết sẽ có trong bài viết ngay sau đây của Nhà thuốc Long Châu.
Rau cần đem đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người. Không những vậy chúng còn có hương vị hấp dẫn và được chế biến thành nhiều món ngon. Thế nhưng thực tế cho thấy không phải đối tượng nào cũng có thể “kết thân” với rau cần bởi trong một số trường hợp, loài thực vật này gây ra những phản ứng tiêu cực khi dung nạp vào cơ thể. Vậy những ai không nên ăn rau cần?
Rau cần ta (Oenanthe javanica) là một trong những đại diện nổi bật của họ Apiaceae (họ Hoa tán). Ngoài tên gọi quen thuộc này, chúng còn được biết đến với nhiều danh xưng khác như: Hương cần, hồ cần, rau cần nước,...
Cần ta là loài thực vật thủy sinh, thân thảo và sống lâu năm. Chúng thường sinh trưởng trong môi trường bùn lầy, ngập nước. Trên các đốt thân có thể mọc rễ đâm vào giá thể, bên trong các đốt luôn rỗng và có các khía chạy dọc.
Lá rau cần có cấu tạo chia thùy kiểu lông chim và thường mọc so le nhau. Tạo hình của bộ phận này trông từa tựa như lá mùi ta nhưng phát triển mạnh theo chiều dọc và có kích cỡ lớn hơn gấp bội. Đầu lá hơi nhọn với viền răng cưa không đều, phần bẹ khá rộng và ôm sát vào thân cây.
Hoa cần ta mọc thành cụm có màu trắng và cây thường ra hoa, kết quả vào mùa tháng 4 đến tháng 6 hằng năm.
Loài thực vật này ưa sáng, ưa ẩm nhưng vẫn có khả năng chịu bóng cực tốt. Cây phát triển mạnh trong môi trường bùn lầy, ngập nước và có nền nhiệt dao động từ 25 - 30 độ C. Ở nước ta, rau cần thường được trồng vào mùa đông và là nguyên liệu quen thuộc trong các món xào, lẩu, canh, salad.
Cần ta là một loại rau dân dã có mùi thơm ấm như thuốc Bắc, vị giòn ngọt cực dễ ăn. Đặc biệt chúng còn đem đến rất nhiều tác dụng dược lý tích cực. Điển hình nhất phải kể đến những lợi ích dinh dưỡng thiết thực sau:
Rau cần ta mang đến nhiều tác dụng tích cực là vậy nhưng trong một vài trường hợp hi hữu, chúng có thể gây ra những hệ lụy khó lường về mặt sức khỏe. Vậy những ai không nên ăn rau cần và vì sao họ cần đặc biệt cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này?
Để trả lời cho câu hỏi “Những ai không nên ăn rau cần?”, bạn cần dựa vào đặc tính của loài thực vật này và những hoạt chất mà chúng hàm chứa bên trong. Và theo phân tích giới chuyên gia thì rau cần ta được xem là “khắc tinh” của 4 đối tượng dưới đây:
Vào ngày “đèn đỏ”, việc giữ cho khí huyết lưu thông ở trạng thái ấm nóng là vô cùng quan trọng. Có như vậy mới tránh được tình trạng ứ bế kinh nguyệt gây đau lưng và vùng bụng dưới. Thế nhưng rau cần là thực phẩm có tính mát và khi dung nạp vào cơ thể, chúng có thể khiến cho việc tuần hoàn máu gặp nhiều cản trở. Khi đó hiện tượng đau bụng kinh sẽ càng thêm trầm trọng, dễ khiến cho các chị em rơi vào trạng thái bí bách, khó chịu.
Với những thực phẩm có tính thanh nhiệt, hạ hỏa và làm mát cơ thể như rau cần thì chúng sẽ luôn đi kèm một tác dụng liên đới khác, đó là hạ huyết áp. Điều này sẽ rất tốt với bệnh nhân cao huyết áp nhưng với những người có huyết áp thấp thì rau cần lại trở thành yếu tố nguy cơ. Vậy nên nếu bạn cũng là một trong số đó thì nên tiết chế sử dụng loại thực phẩm này.
Arachidon trong rau cần được xem là nhân tố gây kích ứng da và chúng có thể làm phát sinh hiện tượng mẩn đỏ trên các cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc á sừng, vảy nến, ngứa không rõ nguyên nhân,... cũng có thể xuất hiện những triệu chứng đáng ngại khi thường xuyên ăn rau cần.
Có nhiều lý do để người bụng dạ kém không nên làm bạn với rau cần. Thứ nhất đây là loài thực vật có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ rất dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Thứ hai chúng sinh trưởng trong môi trường đặc thù (bùn nước), có thể nhiễm sán và nhiều hóa chất độc hại nên sẽ khiến chức năng tiêu hóa ngày càng yếu thêm. Đó là chưa kể đến nguy cơ tiềm ẩn các động vật bán ký sinh như đỉa, vắt bám dính trên lá hoặc chui vào khoang rỗng của thân cây.
Qua bài viết này, hẳn bạn đã biết những ai không nên ăn rau cần rồi phải không? Hãy ghi chú lại ngay những thông tin hữu ích mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ để áp dụng khi cần nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.