Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những bệnh không nên uống collagen và những sai lầm cần tránh

Ngày 06/02/2023
Kích thước chữ

Collagen là dưỡng chất quen thuộc trong việc chăm sóc da và cũng là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng độ dẻo dai của cơ, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng collagen. Vậy những bệnh không nên uống collagen?

Bổ sung collagen bằng đường uống là một cách thực dễ dàng nhưng lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Việc uống collagen khá an toàn và không gây tác dụng phụ nhưng một số trường hợp mắc bệnh không nên sử dụng. Vậy những bệnh không nên uống collagen là gì thì mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Thành phần trong collagen

Collagen chủ yếu bao gồm 3 axit amin là hydroxyproline, glycine và proline. Những phân tử này kết hợp với các khoáng chất khác trong cơ thể để giúp duy trì cấu trúc cơ thể. Khi cơ thể thiếu collagen sẽ thấy da sần sùi, không còn đàn hồi, đau nhức xương khớp, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa,… Vì vậy, nếu bạn trên 25 tuổi thì cần bổ sung các sản phẩm có collagen để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, do các sản phẩm bổ sung collagen chủ yếu có nguồn gốc từ thực, động vật nên có thể gây ra tác dụng phụ. Đồng thời, trong viên uống bổ sung collagen cũng có một số thành phần không tốt cho một số bạn mắc các bệnh lý khác.

Có ít nhất 16 loại collagen, được chia thành 4 loại chính:

  • Collagen loại I: Loại này được cấu tạo từ các sợi dày đặc và chiếm khoảng 90% lượng collagen trong cơ thể. Collagen loại I tạo cấu trúc cho da, gân, xương, mô liên kết, sụn sợi và răng.
  • Collagen loại II: Được tạo thành từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi. Hoạt động của loại collagen này là đệm cho khớp.
  • Collagen loại III: Giúp xây dựng cơ bắp, các cơ quan và động mạch.
  • Collagen loại IV: Có tác dụng lọc và được tìm thấy trong nhiều lớp da.

Khi cơ thể già đi, lượng collagen trong cơ thể giảm đi, sản xuất ít hơn. Một trong những dấu hiệu rõ ràng là sụn yếu đi theo tuổi tác và da trở nên kém săn chắc.

Tác dụng của collagen đối với cơ thể

Theo các chuyên gia da liễu, cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc uống collagen vì cơ chế phân hủy của mỗi người là khác nhau nên không thể chắc chắn cơ thể có hấp thụ đủ lượng collagen cần thiết hay không? Đồng thời, lượng collagen được phân bổ khắp cơ thể nên hiệu quả đối với làn da khó có thể được như ý muốn.

Những bệnh không nên uống collagen

Người bị viêm loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị tổn thương dẫn đến viêm và loét. Vậy tại sao viêm loét dạ dày là một trong những bệnh không nên uống collagen? Các sản phẩm collagen thường có thêm hương vị trái cây tự nhiên hơn và vitamin C được tạo ra dễ uống hơn. Điều này là do collagen nguyên chất có mùi tanh mạnh. Do đó đối với những bạn có hệ tiêu hóa bình thường sẽ có tác dụng giúp giảm táo bón, ợ chua,… Tuy nhiên, đối với những người bị viêm loét dạ dày, sử dụng collagen có thể khiến người bệnh buồn nôn, đau bụng và tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Những bệnh không nên uống collagen và những sai lầm cần tránh 1

Nguời viêm loét dạ dày, sử dụng collagen có thể khiến người bệnh buồn nôn, đau bụng

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên uống collagen. Cho đến nay, không có nghiên cứu nào cho thấy collagen an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất mẹ không nên sử dụng loại thực phẩm bổ sung không kê đơn trong thời điểm này. Nếu thực sự muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ có chuyên môn.

Người đang dùng thuốc đặc trị

Bệnh nhân đang dùng thuốc đặc trị là đối tượng không nên uống collagen. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc trị nào, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng collagen vì bạn không thể biết các thành phần của thuốc có phản ứng xấu với collagen hay không. Nếu người dùng uống thuốc tự ý dùng collagen có thể làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Người huyết áp thấp

Theo các chuyên gia, không nên uống collagen khi bị huyết áp thấp bởi tác dụng phụ của collagen khiến người dùng bị hạ huyết áp. Mặc dù không làm hạ huyết áp quá nhiều nhưng bạn không nên sử dụng collagen nếu bị huyết áp thấp.

Người mắc bệnh thận mãn tính

Bệnh thận cũng là một trong những bệnh không nên uống collagen. Khi mắc bệnh thận mãn tính, khả năng giải độc và lọc máu cũng như các chất cặn bã của thận thường rất kém. Nếu việc sử dụng quá nhiều collagen vô tình gây tăng áp lực trong cầu thận và tăng lọc cầu thận, lúc đó thận phải làm việc nhiều hơn và dễ bị tổn thương, khiến bệnh nặng hơn.

Người trước 20

Ở độ tuổi 20, cơ thể đang phát triển và quá trình sản xuất collagen rất cao. Do đó, khi bổ sung collagen quá nhiều có thể làm mất cân bằng lượng collagen trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

Những bệnh không nên uống collagen và những sai lầm cần tránh 2

Bổ sung collagen quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể

Những sai lầm cần tránh khi uống collagen

Bên cạnh những bệnh không nên uống collagen, bạn cũng nên biết những sai lầm khiến cơ thể không còn khả năng hấp thụ collagen.

  • Bổ sung collagen quá muộn: Điều này khiến collagen không phát huy hiệu quả như mong muốn. Sau 25 tuổi, bạn có thể bắt đầu sử dụng collagen. Đừng đợi đến khi có dấu hiệu lão hóa mới sử dụng vì khi đó tác dụng của collagen mới bắt đầu phát huy tác dụng khá chậm.
  • Uống quá nhiều collagen: Theo chỉ định của bác sĩ, bạn chỉ cần bổ sung 1000 - 1500mg collagen mỗi ngày, vì vậy bạn nên cân nhắc liều lượng phù hợp với thể trạng của mình.
  • Ngừng sử dụng collagen giữa chừng: Bạn nên bổ sung collagen thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Cách dùng collagen đúng cách là dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Sau đó, bạn cần nghỉ ngơi trong 1 - 2 tháng sau đó sử dụng lại. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về liệu trình sử dụng collagen.
  • Sai thời điểm uống collagen: Thời điểm uống collagen theo một số nghiên cứu là dạ dày đói sẽ ngăn cản collagen bị axit dạ dày phân hủy. Thời gian tốt nhất để uống collagen là từ 10 - 11 giờ.

Một số câu hỏi thường gặp về những bệnh không nên uống collagen

Bị u xơ có được uống collagen không?

Đúng vậy, nếu bạn bị u xơ tử cung hay u nang buồng trứng thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng collagen bình thường. Uống collagen còn giúp hệ nội tiết cân bằng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng collagen nhưng nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và liệu trình.

Bệnh cường giáp có được uống collagen không?

Bệnh nhân cường giáp có thể sử dụng collagen nếu chọn đúng loại và tránh xa loại không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là collagen được lấy từ rong biển tự nhiên không phù hợp với người bị u tuyến giáp do chứa hàm lượng i-ốt cực cao, thành phần này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh và làm bệnh trầm trọng hơn.

Những bệnh không nên uống collagen và những sai lầm cần tránh 3

Những bệnh không nên uống collagen như viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai, huyết áp thấp, đang uống thuốc đặc trị,...

Bị bướu cổ uống collagen được không?

Câu trả lời là có, vì các nhà khoa học cho rằng collagen có thể giúp chống lại bệnh tuyến giáp. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng collagen. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm collagen đều được lấy từ động, thực vật nên khi sử dụng, các sản phẩm collagen có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết trên đã giúp bạn biết được những bệnh không nên uống collagen. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng chính xác của collagen đối với cơ thể nhưng việc bổ sung collagen có tác động tích cực đến sức khỏe và làn da của bạn. Nếu bạn trên 25 tuổi, thì nên tìm hiểu và bắt đầu sử dụng để có kết quả tốt nhất về sau.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm