Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những bệnh ung thư nào khó chữa nhất? Bị ung thư sống được bao lâu?

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mặc dù ngày càng có những tiến bộ vượt bậc trong y học, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân tử vong do căn bệnh ung thư hiểm ác vẫn còn rất cao. Vậy bạn có biết những bệnh ung thư nào khó chữa nhất hay không? Nếu như bạn đang quan tâm tới chủ đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ngay cả khi đã phát hiện và điều trị bệnh sớm, một số loại ung thư vẫn vô cùng khó chữa và có tỷ lệ gây tử vong rất cao. Điều này khiến cho rất nhiều người bệnh và gia đình vô cùng lo lắng. Vậy ung thư nào khó chữa nhất trong tất cả các bệnh ung thư? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Mắc ung thư sống được bao lâu?

Mắc ung thư sống được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân và gia đình bệnh nhân ung thư quan tâm. Chính vì vậy, ngoài việc lo lắng bệnh nhân ung thư sống được bao lâu, người bệnh cùng gia đình cũng cần nắm được tiên lượng của bệnh để có kế hoạch điều trị, chuẩn bị sẵn sàng cả về kinh tế lẫn tâm lý để chiến đấu với căn bệnh hiểm ác này.

Không phải tiên lượng sống ở mọi bệnh nhân ung thư là giống nhau, mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có tiên lượng sống khác nhau. Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố chính quyết định thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư: 

  • Loại ung thư người bệnh mắc: Tùy từng loại ung thư mà tiên lượng sống sẽ khác nhau. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào cơ quan nào bị ung thư, ung thư phát hiện sớm hay muộn, ung thư đã di căn hay chưa...
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh: Đối với những người bệnh có thêm các bệnh lý mạn tính đi kèm, cơ thể suy nhược, tinh thần suy sụp… sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu hơn so với những người có thể trạng tốt và một tinh thần luôn vui vẻ, tích cực, lạc quan.
  • Thời điểm phát hiện bệnh: Bất kỳ một loại bệnh ung thư nào nếu được phát hiện và điều trị càng sớm, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị càng cao, tiên lượng bệnh càng tốt, thời gian sống càng kéo dài.
  • Tuổi của bệnh nhân: Phần lớn những người trẻ tuổi có khả năng hồi phục cao hơn so với những bệnh nhân cao tuổi.
  • Một số yếu tố khác: Tình hình kinh tế của bệnh nhân, sự hiện đại của các phương pháp điều trị…
Những ung thư nào khó chữa nhất? Bị ung thư sống được bao lâu? 1
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, vậy những bệnh ung thư nào khó chữa nhất?

Vậy bệnh ung thư nào khó chữa nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua phần dưới đây!

Những bệnh ung thư nào khó chữa nhất?

Theo nghiên cứu về bệnh ung thư tại Anh, trong vòng 40 năm trở lại đây, cơ hội sống sau điều trị của các bệnh nhân ung thư đã tăng lên khoảng 50% so với thời kỳ vào những năm 1970, con số này chỉ dừng lại ở mức 25%. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, tuổi tác, thể trạng của người bệnh, sự tiến bộ của công nghệ khoa học trong các phương pháp điều trị, mức độ đáp ứng của cơ thể người bệnh đối với các phương pháp điều trị và loại ung thư mà người đó mắc phải.

Vậy những bệnh ung thư nào khó chữa nhất? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, với bất kỳ loại ung thư nào người bệnh cũng không được chủ quan, tuy nhiên có 6 loại ung thư được đánh giá là khó chữa nhất hiện nay, đó là: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư não và ung thư tuyến tụy. 

Người bệnh mắc phải một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm trên thường có tiên lượng xấu bởi chúng đều khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, tới khi phát hiện thì bệnh đã bước vào giai đoạn muộn gây nhiều khó khăn cho điều trị.

Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bạn có thể đang mắc một trong các bệnh ung thư khó chữa nhất:

Ung thư phổi

Người bệnh thường có các biểu hiện như: 

  • Ho dai dẳng kéo dài, thậm chí ho ra máu.
  • Chán ăn, gầy sút cân nhiều chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Đau ngực, khó thở thường xuyên, đáp ứng kém với thuốc giảm đau.
  • Cơ thể mệt mỏi mặc dù không làm những công việc nặng nhọc hay vận động mạnh.
Những ung thư nào khó chữa nhất? Bị ung thư sống được bao lâu? 2
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm

Ung thư gan

Người mắc ung thư gan có thể có những biểu hiện:

  • Chán ăn, gầy sút cân nhiều trong thời gian ngắn.
  • Mệt mỏi nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên cảm thấy nôn nao.
  • Sưng đau vùng bụng.
  • Vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng, có thể kèm theo sốt.
  • Ngoài ra có thể xuất hiện nôn ra máu.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày cũng là loại ung thư nguy hiểm có thể gặp một số biểu hiện sau:

  • Người bệnh hay có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Hay bị ợ hơi, ợ nóng.
  • Mặc dù ăn ít nhưng cảm thấy no.
  • Đôi khi còn xuất hiện khó nuốt.
  • Người bệnh gầy sút cân nhiều trong thời gian ngắn.
  • Mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên nôn nao.
  • Người bệnh có cảm giác đau vùng trên rốn.

Ung thư thực quản

Khi bị ung thư thực quản, người bệnh có thể có một trong các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn.
  • Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân nhiều trong thời gian ngắn.
  • Thường xuyên xuất hiện ợ chua, có thể xuất hiện nôn mửa.
  • Có thể đau ngực, đau lưng, đau bụng.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác khi bệnh ở giai đoạn muộn như khàn tiếng, ho dai dẳng, ho ra máu…
Những ung thư nào khó chữa nhất? Bị ung thư sống được bao lâu? 3
Ung thư thực quản cũng là một trong những loại ung thư khó chữa nhất hiện tại

Ung thư não

Ung thư não cũng là bệnh lý ung thư nguy hiểm với một số triệu chứng như:

  • Thường xuyên đau đầu, đau thường khu trú lại một vùng, đôi khi đau lan toàn đầu, kéo xuống vai. Cơn đau thường không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau.
  • Kèm theo đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như hay bị buồn nôn, gặp các vấn đề trong lời nói và thị lực, bất thường trong suy nghĩ, hành động.
  • Ngoài ra, có thể xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

Ung thư tuyến tụy

Người bệnh bị ung thư tuyến tụy sẽ xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân nhanh.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Thường xuyên đau bụng, đau lưng.
  • Có thể xuất hiện vàng mắt, vàng da.
  • Ăn uống khó tiêu.
  • Thay đổi thói quen đại tiểu tiện.

Ung thư đã di căn sống được bao lâu?

Ung thư di căn là nỗi lo sợ không chỉ đối với người bệnh mà còn đối với các bác sĩ bởi công tác điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Khi ung thư đã di căn, tỷ lệ sống sót của người bệnh sẽ giảm rất nhiều. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm của một số loại ung thư thường gặp sau khi đã di căn là:

  • Ung thư vú là 21%.
  • Ung thư trực tràng là 12%.
  • Ung thư tuyến giáp là 51%.
  • Ung thư đại tràng 11%.
  • Ung thư tiền liệt tuyến là 29%.

Số liệu này cho thấy tỷ lệ sống ở giai đoạn bệnh đã di căn không cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của máy móc hiện đại, sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư sau khi khối u đã di căn ngày càng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư đừng quá bi quan, hãy tiếp tục kiên trì, luôn giữ một tinh thần lạc quan, tích cực để chiến đấu với ung thư. 

Ngay cả khi các khối u đã di căn thì vẫn có những phương pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh nên bạn hãy luôn cố gắng, tin tưởng và đừng bỏ cuộc nhé!

Những ung thư nào khó chữa nhất? Bị ung thư sống được bao lâu? 4
Tinh thần lạc quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư nào khó chữa nhất cũng như nắm được các triệu chứng thường gặp của các loại ung thư nguy hiểm này. Sàng lọc ung thư chính là một giải pháp hiệu quả giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh của mình, từ đó có những phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Ung thư di căn là gì? Cách điều trị ung thư di căn như thế nào?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm