Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ sơ sinh là một hội chứng có tính di truyền, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy bạn hiểu như thế nào về rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ sơ sinh?
Trên thực tế, trẻ mắc rối loạn chuyển hoá axit béo vẫn có cơ hội sống khỏe mạnh bình thường nếu được chẩn đoán cũng như điều trị sớm. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh tình trạng rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ sơ sinh.
Protein, lipid và carbohydrate là 3 thành phần chính trong khẩu phần ăn của mỗi người. Khi đưa vào cơ thể, các thành phần này được chuyển hoá và tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể.
Quá trình tham gia chuyển hóa các chất này đòi hỏi sự có mặt của các loại enzyme, protein vận chuyển, receptor và các yếu tố đồng vận. Dưới sự kiểm soát của các gen tương ứng, các thành phần này được tổng hợp. Đây cũng chính là yếu tố di truyền riêng của mỗi người.
Rối loạn chuyển hoá ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý bẩm sinh khá hiếm gặp gây ra bởi sự thiếu hụt các enzyme, receptor, protein vận chuyển và các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hoá axit hữu cơ, axit béo và axit amin.
Điều này dẫn đến sự thay đổi các chu trình tổng hợp và thoái hoá các chất trong cơ thể, tạo ra các sản phẩm bất thường gây ngộ độc tế bào đồng thời làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh.
Rối loạn chuyển hoá ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 nhóm chính đó là rối loạn chuyển hoá axit béo, rối loạn chuyển hoá axit amin và rối loạn chuyển hoá carbonhydrat.
Khi bị rối loạn chuyển hoá, trẻ sẽ có các biểu hiện như lờ đờ, nôn ói, bỏ bú, sốt, chướng bụng, tiêu chảy, nước tiểu và mồ hôi có mùi bất thường, thở nhanh hoặc ngừng thở dù trước đó không có tiền sử bị rối loạn nhịp tim hay ngạt khi sinh. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ sơ sinh là một hội chứng bẩm sinh có ảnh hưởng đến khả năng giải mỡ của trẻ.
Ở những trẻ khoẻ mạnh bình thường, cơ thể sẽ sử dụng glucose từ đường và tinh bột để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Khi nguồn năng lượng này bị cạn kiệt, cơ thể sẽ huy động nguồn năng lượng dự trữ từ chất béo.
Tuy nhiên, ở trẻ mắc hội chứng rối loạn chuyển hoá axit béo thì sẽ không sử dụng chất béo để sản sinh năng lượng. Lúc này, nồng độ đường trong máu của trẻ luôn ở mức thấp, tích tụ nhiều chất độc hại trong máu của trẻ.
Như đã nêu trên, rối loạn chuyển hoá axit béo là hội chứng có tính di truyền trong gia đình. Các triệu chứng của bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và rất hiếm khi gặp ở người trưởng thành.
Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của rối loạn chuyển hoá axit béo mà trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng của rối loạn chuyển hoá axit béo tương tự như các triệu chứng của rối loạn chuyển hoá nêu trên.
Trên thực tế, trẻ mắc rối loạn chuyển hoá axit béo nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể sống khoẻ mạnh bình thường. Ngược lại, tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, khó thở, tổn thương tim, tổn thương gan, tổn thương phổi, tổn thương não, hôn mê, chậm phát triển trí tuệ và nhận thức, động kinh, co giật… thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi trẻ sơ sinh cần được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc chuyển hóa nói chung và chuyển hoá axit béo nói riêng để ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng sức khoẻ không mong muốn. Các xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hoá axit béo không thể không kể đến như:
Một số biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn chuyển hoá axit béo bao gồm:
Tính đến thời điểm hiện tại, rối loạn chuyển hoá axit béo nói riêng và rối loạn chuyển hoá ở trẻ em nói chung vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp được áp dụng hiện này đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số biện pháp điều trị rối loạn chuyển hoá axit béo cho trẻ phải kể đến như:
Có thể thấy rằng, rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng sức khoẻ nguy hiểm. Chính vì thế, việc thực hiện sàng lọc bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết. Việc làm này giúp bạn phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng rối loạn chuyển hoá axit béo ở trẻ đồng thời giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật ở trẻ em.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.